Một con cuốn chiếu thực sự có bao nhiêu chân?
Cuốn chiếu - một số nơi gọi là "con trăm chân" - không phải là giun và cũng không phải là côn trùng. Côn trùng chỉ có sáu chân, và rõ ràng cuốn chiếu có nhiều chân hơn thế. Vậy thì chính xác cuốn chiếu còn có bao nhiêu cái chân nữa?
Nhiều người trả lời là 994 do tiền tố ngôn ngữ La-tinh "milli-" (nghĩa là 1.000) trong tên con vật này nhưng họ đã nhầm.
Hóa ra, các nhà khoa học đã không chọn tiền tố "milli-", để biểu thị số lượng chân chính xác mà sinh vật này có. Tên thường gọi của cuốn chiếu là "con trăm chân" cũng không chính xác.
Đặc điểm nhận dạng cụ thể của cuốn chiếu là ở mỗi đốt cơ thể lại có hai cặp chân.
Millipedes thuộc nhóm động vật chân đốt, là một nhóm động vật không xương sống đa dạng bao gồm nhện, bọ cạp và bướm. Tất cả các động vật chân đốt đều có đặc điểm chung là bộ xương ngoài, cơ thể chia đốt và chân khớp. Trong khi đó, đặc điểm nhận dạng cụ thể của cuốn chiếu là ở mỗi đốt cơ thể lại có hai cặp chân, thay vì một cặp như bạn thấy ở rết. Điều này lý giải cho cái tên chính xác hơn được sử dụng bởi các nhà khoa học: Diplopoda, có nghĩa là "chân kép".
Việc có rất nhiều chân là một yếu tố giúp cuốn chiếu thích nghi với môi trường. Bằng chứng hóa thạch cho thấy cuốn chiếu là một trong những động vật trên cạn đầu tiên, có nghĩa là chúng đã tồn tại được khoảng 400 triệu năm.
Ở Kỷ Than Đá, khoảng 300 triệu năm trước, một loài cuốn chiếu có tên là Arthropleura đã phát triển thành loài sinh vật dài 2m và to 0,5m. Ngày nay, cuốn chiếu chỉ có kích thước từ 3mm đến khoảng 0,3 mét. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra có khoảng 12.000 loài cuốn chiếu trên khắp lục địa trừ Nam Cực, nhưng ước tính có thể có đến 80.000 loài sinh vật này.
"Mỗi nước chỉ có một số loài cuốn chiếu xuất hiện ở đó chứ không sinh sống ở nơi nào khác" - trích lời Derek Hennen, ứng cử viên tiến sĩ ngành côn trùng học tại Virginia Tech. Hennen nghiên cứu loài cuốn chiếu và yêu chúng nhiều đến nỗi anh còn lập một tài khoản Twitter (@DearMillipede) về tất cả mọi thứ liên quan đến loài động vật này.
Tại sao cuốn chiếu có nhiều chân đến vậy?
Cuốn chiếu ăn lá rụng do thức ăn này rải rác ở khắp mọi nơi tuy không giàu dinh dưỡng. Điều này có nghĩa là cuốn chiếu dành phần lớn thời gian ở trong lòng đất, dưới lá và đá. Và điều gì khiến cho chúng đi lại dễ dàng trong môi trường sống khắc nghiệt này? Tất nhiên là nhờ các cặp chân của chúng rồi.
Hennen cho biết: "Collum (đốt cơ thể đầu tiên) hoạt động như một chiếc máy ủi, và việc sở hữu nhiều chân giúp cuốn chiếu tiếp thêm sức lực nhằm đẩy cơ thể và đào sâu vào lòng đất".
Cuốn chiếu có bao nhiêu chân phụ thuộc vào từng loài cuốn chiếu.
Khi cuốn chiếu mới nở, chúng chỉ có một vài đôi chân. Sau đó, giống như nhiều sinh vật khác như cua và nhện, cuốn chiếu trưởng thành thông qua quá trình gọi là lột xác. Trong quá trình này, cuốn chiếu bỏ bộ xương ngoài và phát triển một khung xương mới. Mỗi lần làm điều này, cuốn chiếu cũng phát triển một đốt cơ thể mới cùng với hai cặp chân mới. Một số loài cuốn chiếu ngừng lột xác khi đã đến tuổi trưởng thành, trong khi những con khác lột xác cả đời - tính trung bình là khoảng hai năm.
Vậy thì, cuốn chiếu có bao nhiêu chân? Hennen tiết lộ, điều này phụ thuộc vào từng loài cuốn chiếu, nhưng số lượng chân chỉ nằm trong khoảng từ 24 đến 750 chân.
Hennen chia sẻ: "Tôi đoán những người đã nhìn thấy thứ này đã thốt lên: "Con này có nhiều chân thật!" nên mới nghĩ ra biệt danh mà mọi người thường hay nghe. Tuy nghe hơi rắc rối, về cơ bản cuốn chiếu cũng tương tự như loài rết, chỉ là chúng sở hữu nhiều chân hơn".
Trên thực tế, hầu hết loài cuốn chiếu có số lượng chân chưa đến 100.
Sự khác biệt giữa cuốn chiếu và rết
Cuốn chiếu có một số cơ chế phòng thủ, nhưng không phải là cắn hoặc chích (chúng có thị lực rất kém, một số loài thậm chí không có mắt và chủ yếu sử dụng râu để tìm đường). Phản ứng tự vệ tối ưu của cuốn chiếu là khi cảm thấy bị đe dọa, chúng sẽ cuộn tròn và tiết ra hóa chất xua đuổi kẻ thù. Tuy hóa chất cuốn chiếu tiết ra khác nhau, nhưng chỉ có một lượng nhỏ được tiết ra đến mức thường không gây nguy hiểm cho con người. Nhiều nghiên cứu mô tả ở một số khu vực nhiệt đới nhất định, loài khỉ tìm đến cuốn chiếu để tận dụng các hóa chất sinh vật này tiết ra để đuổi muỗi.
Ngược lại, rết có thể cắn bằng các nanh nhỏ tiết ra chất độc. Tuy nhiên, kể cả vết cắn của loài rết có đau đi chăng nữa thì cũng không gây hại đến chúng ta.
Xét về chân, chân của rết có xu hướng tỏa ra, trong khi chân cuốn chiếu chúc xuống dưới. Rết chỉ có một cặp chân trên mỗi đốt cơ thể trong khi cuốn chiếu có đến hai cặp. Nếu bạn không muốn đến gần chỉ để xác thực điều này, Hennen khuyên mọi người hãy quan sát hành vi của loài sinh vật. Nếu sinh vật chạy nhanh thì đó là một con rết. Nếu sinh vật chỉ cuộn tròn thì nó là con cuốn chiếu.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Những chú chim rực rỡ sắc màu nhất thế giới
Thế giới các loài chim vô cùng phong phú và đa dạng về màu sắc, kích thước…Và đây là danh sách những chú chim nhỏ bé nhưng vô cùng sặc sỡ.

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất
Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Các loài cá kỳ quái nhất hành tinh
Với ngoại hình độc đáo, khác lạ, cá mặt trăng, cá mập Wobbegong, cá cần câu, cá chiêm tinh, cá dơi môi đỏ, cá giọt nước hay cá mập Goblin... được mệnh danh là những loài cá kỳ dị nhất hành tinh.
