Một loài cá heo mới đã tiến hóa ở Thái Bình Dương

Một phân loài mới của cá heo mũi chai phổ biến được tìm thấy ở các vùng nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương.


Cá heo mũi chai nhiệt đới Đông Thái Bình Dương (ETP) - (Ảnh: SWFSC).

Qua phân tích một số mẫu vật, cô Ana Costa, một nhà nghiên cứu biển thuộc Trường Khoa học Hàng hải, Khí quyển và Trái đất Rosenstiel tại Đại học Miami (Mỹ), cùng các đồng nghiệp đã phát hiện ra phân loài mới nhỏ hơn các loài cá heo mũi chai thông thường khác.

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Mammalian Evolution, các nhà khoa học đã đặt tên cho phân loài mới là cá heo mũi chai nhiệt đới Đông Thái Bình Dương (ETP), hay theo thuật ngữ khoa học là Tursiops truncatus nuuanu.

Cá heo mũi chai thông thường được tìm thấy ở các đại dương ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới trên khắp thế giới, với ước tính khoảng 600.000 con trên toàn cầu.

Những con cá heo này là sinh vật rất thông minh, có chiều dài từ 2-4m và có thể nặng hơn 450kg. Tên của chúng liên quan đến cái mõm ngắn, dày.


Cá heo mũi chai nhiệt đới Đông Thái Bình Dương thích bơi ở vùng nước sâu, xa bờ - (Ảnh: SWFSC)

Cá heo mũi chai thông thường chỉ có một loài duy nhất (Tursiops truncatus). Tuy nhiên, tại một số địa điểm ở phía Đông Thái Bình Dương, các nhà khoa học đã quan sát thấy xuất hiện các quần thể riêng biệt. Những quần thể này có ưu tiên về sinh thái và môi trường sống khác với các loài cá heo thông thường.

Chia sẻ với báo Newsweek, cô Costa cho biết những sở thích riêng biệt này có thể dẫn đến sự khác biệt về di truyền có khả năng dẫn đến sự tiến hóa để trở thành các loài riêng biệt.

Cô Costa cùng với tiến sĩ Patricia Rosel ở Trung tâm Khoa học nghề cá Đông Nam (SEFSC) và tiến sĩ Eric Archer ở Trung tâm Khoa học nghề cá Tây Nam (SWFSC) cùng với nhà nghiên cứu quá cố William Perrin tại SWFSC (người đã qua đời vào tháng 7-2022) đã tiến hành một nghiên cứu nhằm mục đích hiểu rõ hơn về phân loại các loài cá heo mũi chai phổ biến ở khu vực này.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hộp sọ của hơn 130 mẫu vật cá heo mũi chai từ cả phía Đông Thái Bình Dương và phía Tây Bắc Thái Bình Dương - ngoài khơi Nhật Bản - được lưu giữ trong các bộ sưu tập bảo tàng trên khắp nước Mỹ. Trong một số trường hợp, nhóm nghiên cứu cũng xem xét tổng chiều dài cơ thể của những mẫu vật này.

Phân tích của họ cho thấy sự khác biệt đáng kể về hình dạng giữa những con cá heo mũi chai từ Thái Bình Dương.

Cá heo mũi chai được tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi phía Đông Thái Bình Dương nhiệt đới tạo thành một cụm duy nhất và chúng nhỏ hơn đáng kể - dựa trên hộp sọ và chiều dài cơ thể - so với những con cá heo mũi chai thông thường.

Phân loài mới được giới hạn ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương và các vùng nước sâu hơn ở ngoài khơi giữa miền Nam bán đảo Baja California (Mexico) và quần đảo Galápagos (Ecuador).

Kết quả của nghiên cứu mới nhất có thể đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ những loài động vật này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 13/05/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 11/05/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 10/05/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!

Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.

Đăng ngày: 07/05/2025
Loài cá quen thuộc này đã đẩy

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng

Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Đăng ngày: 02/05/2025
Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất

Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Đăng ngày: 30/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News