Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp hiếm: Cá mập ngựa vằn cái sinh con một mình dù không thiếu con đực
Các nhà khoa học ghi nhận trường hợp hiếm khi cá mập ngựa vằn cái sinh sản vô tính, bất chấp sự hiện diện của những con đực khỏe mạnh.
Một con cá mập ngựa vằn nhỏ chào đời trong thủy cung Shedd ở Chicago dù mẹ của nó không giao phối với bất kỳ con đực nào cùng bể, Newsweek hôm 17/12 đưa tin. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Journal of Fish Biology.
Một con cá mập ngựa vằn trưởng thành (trái) và con non (phải). (Ảnh: Thủy cung Shedd/Brenna Hernandez).
Sinh sản vô tính - tạo ra con giống hệt bố mẹ về mặt di truyền mà không cần giao phối - phổ biến ở nhiều sinh vật không xương sống, nhưng ít thấy ở động vật có xương sống như cá mập, trừ khi không có bạn tình để sinh sản hữu tính.
Nhóm nghiên cứu phát hiện cá mập ngựa vằn ở Chicago sinh sản vô tính sau khi xét nghiệm gene của các con non. Việc xét nghiệm nhằm giúp nhân giống loài vật đang bị đe dọa này. Tuy nhiên, một con non khiến nhóm nhà khoa học bối rối vì chỉ chứa thông tin di truyền của một con cá mập trưởng thành mà không phải hai.
"Cá mập con không tương thích với bất kỳ con đực trưởng thành nào trong bể, nhưng lại tương thích với con cái đã đẻ trứng", Kevin Feldheim, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Field, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Nhiều động vật bò sát, bao gồm thằn lằn whiptail, tắc kè, thằn lằn đá, rắn, đôi khi sinh sản vô tính. Một số loài, ví dụ thằn lằn whiptail New Mexico, hoàn toàn sinh sản vô tính, nghĩa là không có con đực trong suốt hàng triệu năm. Dù không có con đực, thằn lằn cái vẫn thực hiện những hành vi ghép đôi với nhau nhằm kích thích chu kỳ nội tiết tố, thúc đẩy việc đẻ trứng.
Hiện tượng này từng được ghi nhận ở cá mập, nhưng rất hiếm. Trường hợp của cá mập ngựa vằn ở Chicago thậm chí còn hiếm hơn vì xung quanh có những con đực phù hợp để giao phối.
"Đây mới chỉ là trường hợp thứ hai mà chúng tôi biết về cá mập sinh sản vô tính kể cả khi có sẵn bạn tình khỏe mạnh. Phát hiện này làm thay đổi những gì chúng tôi nghĩ về cách thức và lý do của việc sinh sản vô tính, đồng thời thể hiện một điều quan trọng trong khoa học: Chúng ta sẽ không ngừng học hỏi", Feldheim nói.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.
