Một năm trên sao Hỏa của "cỗ máy trong mơ"
Ngày 6/8 đánh dấu đúng một năm thiết bị thám hiểm sao Hỏa Curiosity thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự sống trên hành tinh đỏ.
Để kỷ niệm sự kiện này, Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của Cơ quan Vũ trụ và Hàng không Mỹ (NASA) công bố một video với những hình ảnh lấy từ ống kính đặt dưới bộ khung của Curiosity, Nature World News cho biết.
Video thể hiện những thứ mà Curiosity thấy một năm qua trong hai phút ngắn ngủi. Được tạo từ 548 hình ảnh, video cho người xem thấy những cảnh thú vị về việc lấy mẫu đất do robot thực hiện cùng các cảnh quan trên sao Hỏa, cảnh mặt trời mọc và lặn dưới chiếc bóng của robot.
Robot Curiosity di chuyển trên sao Hỏa. (Ảnh: spacesafetymagazine.com)
Một năm qua, những hoạt động của Curiosity trên hành tinh đỏ luôn thu hút được sự chú ý từ nhiều nơi trên thế giới. Việc hạ cánh trên sao Hỏa vào năm trước, cập nhật trạng thái dí dỏm của Curiosity trên mạng xã hội và những hình ảnh về cảnh quan sao Hỏa khiến thiết bị trở nên nổi tiếng và thu hút lượng lớn người quan tâm.
Trải qua một năm, Curiosity đã gửi về cho các nhà khoa học hơn 190Gb dữ liệu và 70.000 hình ảnh về trái đất. Nhiệm vụ chủ yếu của Curiosity trên hành tinh đỏ là tìm những dấu hiệu của các dòng chảy cổ, và bằng chứng về sự sống trong quá khứ nhằm hỗ trợ sự sống của vi sinh vật.
Ông John Grotzinger, một nhà khoa học trong dự án tuyên bố, sao Hỏa từng có các điều kiện thuận lợi cho cuộc sống của vi sinh vật vào hàng tỷ năm trước. Giới khoa học hy vọng khu vực quanh núi Sharp sẽ có điều kiện môi trường thuận lợi cho sự sống phát triển.
Curiosity là robot tự hành thứ 4 được tạo ra để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sao Hỏa. Chi phí để chế tạo robot nặng gần một tấn này là gần 2,5 tỷ USD. Thiết bị này được phóng vào vũ trụ vào tháng 11/2011 tại căn cứ Canaveral, Florida và phải mất 8 tháng rưỡi nó mới đến được hành tinh đỏ với quãng đường dài 566 triệu km.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
