Một phi thuyền Mỹ mất tích bí ẩn
Các chuyên gia của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ bối rối sau khi một phi thuyền của họ đột ngột ngừng liên lạc với trung tâm điều khiển.
Vào năm 2005, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phóng phi thuyền Deep Impact lên vũ trụ để nó phóng một đầu đạn vào sao chổi Tempel 1. Nhưng sau đó NASA gia hạn thời gian hoạt động của phi thuyền để nó tiếp tục theo dõi các sao chổi, ngôi sao và hành tinh ngoài Thái Dương Hệ.
Hình minh họa phi thuyền không người lái Deep Impact. (Ảnh: NASA)
Đột nhiên Deep Impact ngừng liên lạc với trung tâm điều khiển trong một khoảng thời gian giữa ngày 11 và 14/8. Các kỹ sư nhận định một lỗi phần mềm đã khiến máy tính của phi thuyền tự khởi động lại. Tuy nhiên, họ không thể đưa nó vào chế độ an toàn trong suốt thời gian qua, AP đưa tin.
Michael A’Hearn, trưởng nhóm kỹ sư, nói rằng giờ đây Deep Impact đã vượt khỏi tầm kiểm soát của NASA. Ông và các đồng nghiệp đang cố gắng gửi mệnh lệnh tới phi thuyền để giúp nó hoạt động trở lại.
Do Deep Impact lấy điện từ những tấm pin mặt trời trên cánh nên nếu các tấm pin không hướng về phía mặt trời, phi thuyền sẽ chỉ còn đủ điện trong vài ngày.
“Một khi những cục pin trong phi thuyền chết, chúng sẽ không thể hoạt động trở lại”, A’Hearn nói.
Envisat, vệ tinh theo dõi trái đất lớn nhất trong lịch sử loài người do Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) phóng lên, cũng từng mất tích. Những người điều khiển Envisat không nhận được dữ liệu từ Envisat từ ngày 8/4/2012, khi nó bay qua Thụy Điển. Với khối lượng 8,2 tấn và chiều dài 10,5m - Envisat bay lên quỹ đạo vào tháng 3/2002 cùng 10 thiết bị để theo dõi các đại dương, băng, đất và không khí của địa cầu. Được thiết kế để hoạt động trong 5 năm, song Envisat vẫn theo dõi trái đất tới tận ngày 8/4 vừa qua. Theo kế hoạch của ESA, Envisat sẽ ngừng hoạt động vào năm 2014.
Một vệ tinh cùng loại đã phát hiện Envisat khi hai vật thể cách nhau trong phạm vi khoảng 100km vào ngày 15/4. Những bức ảnh cho thấy Envisat, có kích thước tương đương xe buýt và khối lượng 8 tấn, vẫn còn nguyên vẹn và tấm pin mặt trời của nó đã mở ra.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
