Một số loài vật lịch sự hơn... người khi giao tiếp

Nghiên cứu mới của nhóm các nhà khoa học quốc tế nhận thấy một số loài vật tỏ ra lịch sự hơn con người khi giao tiếp với đồng loại.

Đây là công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học York và Sheffield, Viện nhân loại học tiến hóa Max Planck tại Đức và Viện Ngôn ngữ tâm lý học Max Planck tại Hà Lan.

Theo đó họ nhận thấy ở một số loài vật, chúng có biểu hiện kiên nhẫn và tôn trọng đối tác đang trò chuyện với mình hơn cả một số người.

Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh tính thời điểm là nét chính yếu trong việc chờ tới lượt mình trong giao tiếp ở cả người và vật.


Con người không phải loài duy nhất ghét người khác "nhảy vào họng" khi đang nói - (Ảnh: SIMONE PIKA).

Một số loài tỏ ra khá "bộp chộp", chẳng hạn một số loài chim, thường chờ chưa tới 50 mili-giây (một mili-giây bằng 1/1.000 giây) đã lập tức "hồi đáp" trong khi "đối thoại" với đồng loại khác.

Trong khi đó, cá nhà táng lại khá chậm chạp trong việc phản hồi khi giao tiếp với đồng loại. Thông thường chúng sẽ mất khoảng 2 giây giữa những lần phản hồi như thế.

Con người là giống loài có thời gian phản hồi trong giao tiếp rơi vào khoảng giữa hai cực nhanh - chậm đó. Nhìn chung con người thường ngưng khoảng 200 mili-giây trước khi phản hồi lại trong một cuộc đối thoại.

Ngoài ra cũng có một điều thú vị nữa là không chỉ con người mới là loài duy nhất cho rằng việc "nhảy vào họng" người khác khi đang nói là điều rất thô lỗ.

Cả hai loài chim sẻ ngô đầu đen và loài sáo đá châu Âu đều có cách giao tiếp tránh "xen vào" trong khi một đồng loại khác của chúng đang "nói", hành vi mà các nhà nghiên cứu gọi là "tránh chồng lấn" trong giao tiếp.

Các nhà nghiên cứu mô tả hiện tượng thú vị này trong báo cáo khoa học đăng trên tạp chí Roy Society B: "Biological Sciences: "Nếu sự chồng lấn xảy ra, các cá thể sẽ im lặng hoặc bay đi, điều này cho thấy sự chen vào khi đang giao tiếp ở loài này có thể bị coi như một sự vi phạm với những nguyên tắc được chấp nhận chung của loài về việc chờ tới lượt".

Cũng từ đây nhóm nghiên cứu nhận ra cách thức giao tiếp của loài vật vẫn chưa được hiểu thấu đáo bất kể việc đã có những nghiên cứu về chim từ cách đây 50 năm.

Việc thiếu các dữ liệu nghiên cứu và thiếu liên lạc, trao đổi giữa các nhà khoa học đã gây khó khăn cho việc so sánh trực tiếp phương diện giao tiếp này giữa các loài khác nhau, theo báo báo Daily Mail (Anh).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 09/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News