Một start-up Đan Mạch đã chế ra loại quần lót phủ bạc mặc mấy tuần liền không cần giặt
Với thành phần bạc, nhà sản xuất quảng cáo rằng quần lót của họ có thể giết chết 99,9% vi khuẩn gây mùi.
Bạn không nhìn nhầm đầu, đó là quần lót mặc hàng tuần liền không cần giặt giũ. Tuy nhiên, Organic Basics (OB), nhà sản xuất loại quần lót này lại không hề cổ súy sự lười biếng của giới trẻ.
Điều bất ngờ lại nằm ở mong muốn... bảo vệ môi trường.
"Chúng tôi kinh doanh bằng thời trang bền vững. Cách mua, mặc, giặt và vứt đồ lót đắt tiền gây ra sự lãng phí tài nguyên khủng khiếp, ngoài ra còn cực kỳ hại cho môi trường", Mads Fibiger, CEO kiêm người sáng lập Organic Basics cho cho hay.
Giặt và sấy chiếm 2/3 tổng tác động đến môi trường, và đó là lý do tại sao Organic Basics bắt đầu với đồ lót, món đồ mà ai cũng cần. Thành phần đặc biệt trong đồ lót "giặt ít" của OB chính là bạc, kim loại có tính kháng khuẩn cực cao. Bạc cũng được NASA sử dụng để làm sạch nước sinh hoạt cho các phi hành gia.
Quần lót này được làm từ 100% vật liệu tái chế.
Cụ thể, OB quảng cáo rằng đồ lót của họ được phủ bạc, có thể giết chết 99,9% vi khuẩn gây mùi hôi.
"Bạn có thể mặc đồ lót của chúng tôi lâu hơn trước khi giặt. Bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong khi tất cả chúng ta giảm lãng phí nước và năng lượng", Mads nhấn mạnh.
Trong quá khứ, OB từng tung ra BST đầu tiên vào năm 2017 sau chiến dịch gọi vốn thành công tại Scandinavia. Hiện tại, OB tiếp tục đưa ra thế hệ quần lót phủ bạc tiếp theo có tên Silvertech 2.0.
Họ cam kết quần lót được sản xuất từ 100% vật liệu tái chế, công nghệ xử lý bạc được chứng nhận bền vững và không gây hại đến môi trường.
"Chúng tôi sử dụng nylon tái chế như lựa chọn bền vững trong ngành dệt may. Nguyên liệu thô được nghiên cứu, phát triển và tái chế từ chất thải công nghiệp cũng như phụ phẩm ngành dệt. Công nghệ dệt kim liền mạch khiến người mặc cảm thấy thoải mái trong thời gian dài".
Một bộ SilverTech Boxer 2 chiếc của Organic Basics có giá 64 USD (gần 1,5 triệu đồng).
Nền công nghiệp may mặc và thời trang nói chung đang gây ô nhiễm môi trường, điều đó cần được thay đổi
Ngành công nghiệp thời trang cần một cách tiếp cận bền vững hơn vì môi trường. Trên thực tế, các nhà mốt nổi tiếng thế giới như Calvin Klein và Diesel đã bắt đầu làm như vậy.
Nghiên cứu vào năm 2015 của Nielsen cho thấy tín hiệu rất tích cực: 66% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiền cho những thương hiệu vì môi trường, điều tương tự xảy ra với thế hệ Y nhưng tỷ lệ cao hơn, lên tới 73%.
"Chúng tôi tin rằng công nghiệp thời trang truyền thống không đóng góp gì tốt đẹp cho môi trường. Những sản phẩm tuyệt vời, giá cả hợp lý với độ bền cao sẽ chứng minh cho xu hướng của thời đại mới".
Một bộ SilverTech Boxer 2 chiếc của Organic Basics có giá 64 USD (gần 1,5 triệu đồng), trong khi một chiếc Thong (lọt khe) xịn của chị em phụ nữ có giá 56 USD (1,3 triệu đồng). Cho đến nay, Organic Basics đã bán được hơn 200.000 sản phẩm đồ lót thân thiện với môi trường cho khoảng 50.000 khách hàng.

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai
Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?
AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.
