Một tác hại bất ngờ được phát hiện đối với người hút cần sa
Người sử dụng cần sa có nguy cơ hình thành một hội chứng rất hiếm gặp có liên quan đến tim mạch.
Cần sa là một trong những chất kích thích bị nghiêm cấm ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhưng nhiều thống kê cũng chỉ ra rằng lượng người sử dụng cần sa là không hề nhỏ. Như theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), hiện có khoảng 158,8 triệu người trên thế giới hút cần mỗi ngày - con số tương đương với khoảng 3% dân số thế giới.
Ở một số quốc gia, cần sa được hợp pháp hóa, hoặc có thể được sử dụng như một loại thuốc an thần trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, phần đông thế giới đều xem đây là một chất gây nghiện nguy hiểm đối với sức khỏe con người.
Và nay, các chuyên gia bất ngờ phát hiện ra một tác hại chưa từng biết đến do cần sa mang lại. Theo đó, những người hút cần tăng gấp đôi nguy cơ mắc một chứng bệnh rất hiếm, khiến hoạt động của tim yếu dần đi. Chứng bệnh ấy mang tên: "Hội chứng con tim tan vỡ" - broken heart syndrome.
Sử dụng cần sa có thể gây ra một hội chứng rất hiếm gặp liên quan đến tim mạch.
Cụ thể, người có hội chứng này sẽ thấy tim xuất hiện những áp lực tương tự như một cơn đau tim, gây đau ngực, khó thở, chóng mặt và mất nhận thức. Nguyên do là vì khả năng bơm máu của tim đột nhiên sụt giảm. Dù các triệu chứng chỉ là tạm thời, nhưng giới y học lo ngại rằng đó là dấu hiệu không hề tốt cho cơ thể.
Tiến sĩ Amitoj Singh từ ĐH St Luke (Pennsylvania, Mỹ) cho biết: "Tác động của cần sa, đặc biệt là đối với hệ tim mạch, vẫn còn là bí ẩn với chúng ta. Mọi người cần biết rằng cần sa có thể gây hại cho tim mạch".
Để có được thành quả này, tiến sĩ Singh đã phân tích các dữ liệu lấy từ hơn 33.000 người Mỹ mắc chứng căng cơ tim trong giai đoạn 2003 - 2011. Sau khi đưa nhiều yếu tố vào mô hình, nghiên cứu cho thấy các thanh niên hút cần có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người thường.
Bên cạnh đó, người dùng cần sa thường xuyên cũng có tiền sử mắc trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu, nghiện rượu, hoặc lạm dụng các chất kích thích khác.
"Nếu bạn trót nghiện cần sa và thấy một số dấu hiệu như đau ngực, thở ngắn, khó thở... hãy cân nhắc đi khám bệnh càng sớm càng tốt, để đảm bảo bạn không mắc phải các chứng bệnh nghiêm trọng liên quan đến tim mạch" - tiến sĩ Singh đưa ra lời khuyên.
Mà quan trọng nhất là, đừng dính vào các loại chất gây nghiện. Phạm pháp đấy!
Nghiên cứu được công bố tại hội nghị của Hội tim mạch Hoa Kỳ.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Cách xử lý khi bị ong đốt
Bị ong đốt khiến bạn đau buốt, có thể bị nhiễm độc thậm chí tử vong nếu không được xử lý, cứu chữa kịp thời. Vậy, phải làm gì, sơ cứu vết đốt ra sao khi bị ong đốt?
