Một thị trấn nhỏ ở Tây Ban Nha thoát thảm họa lũ lụt nhờ con đập cổ 2000 năm tuổi
Trong thảm họa lũ lụt ở Tây Ban Nha, một thị trấn nhỏ đã thoát nạn nhờ một con đập được xây dựng từ thời La Mã cổ đại. Ai cũng ấn tượng trước sự bền bỉ của công trình 2.000 năm tuổi này, và ngạc nhiên khi nó có vẻ còn hiệu quả hơn cả các công trình của thời hiện đại.
Đợt lũ lụt nghiêm trọng do mưa cực kỳ lớn và kéo dài ở phía Đông và Nam Tây Ban Nha vào những ngày cuối tháng 10 đã khiến ít nhất 217 người thiệt mạng và còn hàng trăm người đang mất tích, theo ABC News. Đây được coi là thảm họa thiên nhiên chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại ở Tây Ban Nha.
Giữa thảm họa này, khi nhiều thành phố ngập nước và bùn, thì thị trấn nhỏ Almonacid de la Cuba ở Zaragoza (phía Đông Bắc Tây Ban Nha) lại tránh được sự tàn phá mà nhiều khu vực xung quanh phải chịu. Thứ đã giúp thị trấn này thoát nạn lũ lụt chính là một con đập được xây dựng từ khoảng 2.000 năm trước.
Ở một số khu vực tại Tây Ban Nha, lượng mưa bằng của cả tháng đã trút xuống chỉ trong một ngày. (Ảnh: Gregorio Marrero/ AP).
Theo trang In Spain News, con đập vẫn được gọi là “Cuba” này là con đập cao nhất của thời La Mã mà vẫn còn tồn tại. Nó được xây dựng vào nửa sau của thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, dưới thời trị vì của Hoàng đế Augustus, theo trang The Jerusalem Post. Mặc dù đã bị bỏ hoang vào thế kỷ thứ 3, nhưng sau đó con đập lại được sử dụng để làm điểm chuyển hướng cho những hệ thống tưới tiêu gần đó.
Để rồi đến bây giờ, tức là 2000 năm sau kể từ khi được xây dựng, con đập lại tiếp tục làm được đúng việc nó cần làm.
Theo tờ El Espanol, khi mưa trút xuống, con đập đã chứa nước đến mức giới hạn của nó trước khi chuyển hướng dòng nước cuồn cuộn để tránh việc nước tràn vào Almonacid de la Cuba, ngăn nước gây thiệt hại và thương vong.
Đây là video con đập cổ ngăn nước “cứu” một thị trấn ở Tây Ban Nha:
(Nguồn: Imorenogalo).
Rất nhiều cư dân mạng đã viết rằng họ thực sự ấn tượng với sự bền bỉ của công trình từ thời cổ xưa này, cảm thấy nó dường như còn hiệu quả hơn cả các công trình hiện đại. Các trang báo của Tây Ban Nha cũng viết, con đập “Cuba” đã chứng minh kỹ thuật xây dựng và khả năng tính toán xuất sắc của người La Mã cổ đại, và đây có thể là cảm hứng và gợi ý cho các công trình trong tương lai.

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet
Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Những ứng dụng của kim loại Bạc từ quá khứ đến hiện tại
Bạc là một trong những kim loại linh hoạt nhất trên Trái đất, với sự kết hợp độc đáo giữa các công dụng như một kim loại quý và kim loại công nghiệp.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

5 nguyên nhân khiến lũ quét, sạt lở tàn phá miền núi phía Bắc
Theo chuyên gia, yếu tố địa hình, độ dốc, địa chất, ảnh hưởng biến đổi khí hậu với những đợt mưa lớn sau bão là nguyên nhân kích hoạt lũ quét, sạt lở tại các tỉnh vùng núi.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
