Một trong những vụ án mạng bí ẩn nhất lịch sử Anh Quốc sẽ được giải mã, nếu như...

Thời Trung Cổ, hoàng gia Anh Quốc xảy ra rất nhiều cuộc tranh đoạt quyền lực đẫm máu với âm mưu cực kỳ bí hiểm, mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa rõ tường tận mọi chuyện ra sao.

Lịch sử loài người không chỉ có chiến tranh giữa các quốc gia, mà còn rất nhiều vụ thanh trừng đẫm máu trong nội bộ hoàng tộc.

Với một đất nước có lịch sử hoàng tộc lâu đời như Anh Quốc thì đương nhiên cũng không ngoại lệ. Trong đó có những vụ án hết sức bí ẩn mà đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa biết căn nguyên ra sao, như vụ án mạng mang tên "Hoàng tử trong ngọn tháp" liên quan đến vua Richard III chẳng hạn.

Vụ án quá nhiều giả thuyết

Câu chuyện diễn ra vào vào cuối thế kỷ 15. Sau khi vua Edward IV đột ngột qua đời vào năm 1483, người con trai 12 tuổi của ông là Edward V kế vị. Tuy nhiên, triều đại của Edward V chỉ kéo dài 2 tháng, rồi sau đó bị Richard III cướp đoạt.

Edward V cùng người em trai là công tước Richard sau đó bị giam lỏng trong Tháp London (Tower of London). Và kể từ đó, không còn ai trông thấy họ nữa.


Vua Edward V và Richard - công tước xứ York trong Tháp London do danh họa Paul Delaroche thể hiện.

Vô số người - từ các nhà sử học cho đến cả thiên tài soạn kịch Shakespeare - đều tin rằng Richard III đã ra tay sát hại cả hai cậu bé, đề phòng bị trả thù sau này. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều chuyên gia tin tưởng rằng mọi thứ không đơn giản như vậy. Muốn biết chính xác, chỉ có cách là tìm ra được di cốt của hai vị hoàng tử ngắn số mà thôi.

Theo như câu chuyện, thì xác của hai vị hoàng tử ban đầu được chôn cất bên ngoài tòa tháp, rồi chuyển sang lọ đựng hài cốt tại tu viện Westminster sau đó 2 thế kỷ, và được lưu trữ đến ngày nay.

Tuy nhiên, lại xuất hiện rất nhiều giả thuyết về địa điểm có khả năng là nơi chôn họ, gây nhức nhối cho giới sử học. Nếu các giả thuyết ấy đúng, thì 2 bộ xương tại tu viện Westminster là của ai?


Tòa tháp London (Tower of London) nổi tiếng.

Một trong các giả thuyết có liên quan đến một người đàn ông mang tên Perkin Warbeck. Warbeck đã giả làm công tước Richard - chính là một trong 2 vị hoàng tử bị nhốt trong tháp. Tuy nhiên, Warbeck đã bị lật tẩy sau đó. Gã bị treo cổ, và chôn trong một ngôi mộ vô danh tại London.

Nhưng lỡ đâu Warbeck đã nói thật? Lỡ đâu đó chính là công tước Richard thì sao? Ngày càng nhiều giả thuyết tương tự được đưa ra, mà không ai có thể giải đáp.

Hy vọng tìm ra đáp án đã đến, tuy nhiên...

Và hy vọng ấy được nêu ra trong cuốn sách "Hoàng tử trong tòa tháp" do tiến sĩ John Ashdown-Hill từ ĐH Essex mới công bố, trong đó có liên quan đến một đột phá về di truyền sẽ giúp giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay của các nhà sử học.

Cụ thể thì theo Ashdown-Hill, chúng ta có hậu duệ nhà ngoại của 2 vị hoàng tử, đó là Elizabeth Roberts - một nữ ca sĩ opera người Anh. Tiến sĩ cho rằng nếu như 2 bộ xương tại Wstminster Abbey có ADN khớp với Roberts thì nhiều khả năng thủ phạm chính là vua Richard III. Đơn giản là vì 2 bộ xương được tìm thấy ngay cạnh tháp London, và ngay trong thời gian nhà vua trị vì gần đó.


Nhiều người đều tin rằng Richard III đã ra tay sát hại cả hai cậu bé, đề phòng bị trả thù sau này.

Nhưng nếu không trùng khớp, thì có khả năng hai vị hoàng tử đã chết ở một thời điểm khác, chứ không phải thời gian Richard III sống tại đó. Thậm chí, chưa chắc thủ phạm đã là Richard III.

Mọi chuyện tưởng như đã rất suôn sẻ, nhưng không! Tu viện Westminster đã từ chối không cho phép bất kỳ xét nghiệm nào được thực hiện trên hai bộ xương. Mọi xét nghiệm, dù là tối tân nhất, đều không được chấp nhận.

Vậy đấy! Khi chúng ta tưởng như bí ẩn kéo dài 6 thế kỷ đã được giải đáp, thì mọi cánh cửa đã khép lại chỉ bằng một lời chối từ. Cũng nên hiểu cho họ, vì 2 bộ xương ấy có giá trị lịch sử khá to lớn, nên mọi phương pháp có nguy cơ xâm hại đến đều không được thông qua là phải rồi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản

Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Đăng ngày: 12/05/2025
Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?

Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Đăng ngày: 12/05/2025
Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới

Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.

Đăng ngày: 11/05/2025
Tại sao hình trong gương quay ngược từ trái sang phải chứ không lộn từ trên xuống?

Tại sao hình trong gương quay ngược từ trái sang phải chứ không lộn từ trên xuống?

Hãy tự mình đứng trước gương và bạn sẽ thấy điều này ngay lập tức. Dòng chữ trên chiếc áo phông của bạn trong gương bị ngược. Phần rẽ ngôi của tóc bạn cũng chuyển sang bên khác.

Đăng ngày: 11/05/2025
Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Huyền thoại con tàu Noah có thật hay không?

Đối với những người theo đạo Thiên Chúa Giáo và những ai đã từng đọc kinh thánh thì hẳn đã biết ngọn ngành về truyền thuyết này.

Đăng ngày: 10/05/2025
Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá được hình thành như thế nào?

Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News