Mưa đá, gió giật chết người tại Trung Quốc: Cửa sổ chung cư, ký túc xá bị xé toạc tạo nên cảnh tượng kinh hoàng
Tình hình thời tiết khắc nghiệt tại khu vực Nam Xương (Trung Quốc) đã khiến 7 người thiệt mạng và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 313.000 người.
Kể từ ngày 31/03 đến ngày 04/04, khu vực Nam Xương, tỉnh Giang Tây (Trung Quốc) đã phải hứng chịu thời tiết mưa lớn, gió lốc khắc nghiệt khiến đời sống của hơn 300.000 người dân sinh sống tại đây gặp nhiều khó khăn và phá hủy không ít các tầng cao của chung cư cũng như ký túc xá, gây thiệt hại lên đến 400 triệu nhân dân tệ (khoảng 1.380 tỷ VNĐ).
Video cho cho thấy cảnh tượng gió giật kinh hoàng tại thành phố Nam Xương. (Nguồn: Newflare).
Trụ sở kiểm soát lũ lụt và khẩn cấp tỉnh Giang Tây cho biết, thời tiết khắc nghiệt này đã ảnh hưởng đến hơn 93.000 người trên 9 quận và 54 quận ở thành phố Cửu Giang và các khu vực khác. Đồng thời, mưa đá và gió giật kinh hoàng cũng khiến 7 người thiệt mạng, 552 người phải sơ tán khẩn cấp và 263 người khác phải di dời khỏi nơi ở của mình để đảm bảo an toàn.
Trong một số đoạn video quay lại cảnh tượng tại thành phố Nam Xương, hình ảnh tại một lớp học tại ại Đại học Khoa học và Công nghệ Giang Tây đã nhận được nhiều sự quan tâm. Theo đó, video này ghi lại hình ảnh vào hôm 02/04 khi cơn gió dữ dội liên tục đập vào cửa sổ, khiến phần cửa số lớp học vỡ tan tành, mưa tràn vào và cuốn đi đồ đạc trên bàn của các sinh viên, tạo nên cảnh tượng hỗn loạn.
Hình ảnh tại một lớp học tại trường đại học ở Nam Xương vào thời điểm gió giật mạnh.
Những căn hộ chung cư cũng phải hứng chịu sự tàn phá kinh hoàng của thời tiết khắc nghiệt.
Để đảo bảo an toàn và tránh bị thương bởi các mảnh kính vỡ, giáo viên và một số học sinh buộc phải trốn vào một góc lớp học để ẩn náu. Sau đó, một giảng viên tại đây tiết lộ rằng trường đại học đã ngay lập tức kích hoạt hệ thống ứng phó khẩn cấp, sơ tán các học sinh và giáo viên đến địa điểm an toàn cách xa cửa sổ và các khu vực nguy hiểm khác. Nhờ sự quản lý hiệu quả, tất cả học sinh đã được đưa về ký túc xá an toàn, không ai bị mắc kẹt hay bị thương.
Ở một số đoạn video khác được quay ở khu chung cư cao tầng và nhà dân, tình trạng gió giật và mưa lớn cũng khiến khu vực này chịu cảnh tương tự khi gió phá hủy nhà cửa, làm nhiều cửa kính vỡ toang, kéo đổ các lều kính trồng cây, gây ngập lụt nghiêm trọng tại các con đường.
Một số hình ảnh khác cho thấy sức tàn phá kinh hoàng của thời tiết tại Giang Tây (Trung Quốc).

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Hồ "đắt" nhất Trung Quốc: Không có nước nhưng được định giá 2 tỷ USD
Hồ nước này có chứa bảo vật gì mà lại được đánh giá cao như vậy?

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản
Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
