Mưa sao băng đang rơi khắp thế giới bất ngờ gây nổ ở Mỹ?

Một vụ nổ làm rung chuyển bang Utah nước Mỹ với một quả cầu lửa xanh có thể bắt nguồn từ mưa sao băng Perseids.

Live Science đưa tin hôm 15/8 rằng cho đến nay không có báo cáo nào về các mảnh thiên thạch liên quan đến vụ nổ, tuy nhiên một tình nguyện viên cộng tác với NASA cho biết có thể có các mảnh đá không gian chưa được thu thập nằm rải rác trong khu vực.

Sự kiện xảy ra hôm 13/8, lúc 8 giờ 32 phút sáng, nhiều thiết bị an ninh gia đình đã ghi được âm thanh từ tiếng nổ. Các máy đo địa chấn loại trừ âm thanh dữ dội là do động đất.

Trong khi đó Cơ quan Thời tiết Quốc gia tại TP Salt Lake đã đăng tải một hình ảnh radar thể hiện 2 tia chớp màu đỏ trên màn hình sét ở nơi không có sấm chớp cũng như không có bão. Họ kết luận rằng đó có thể là vệt sao băng.


Bản đồ sét thể hiện 2 vùng chớp đỏ bí ẩn - (Ảnh: CƠ QUAN THỜI TIẾT QUỐC GIA THÀNH PHỐ SALT LAKE)

Một gia đình họ Roy đã đăng tải một hình ảnh từ camera an ninh gia đình lên Twitter, cho thấy một quả cầu lửa xanh suất hiện trên bầu trời buổi sáng ngay trước khi có tiếng nổ.

Theo một số chuyên gia bình luận trên tờ Desert News, việc không có mảnh thiên thạch vỡ nào được tìm thấy khiến việc xác định nguyên nhân của vụ nổ rất khó khăn nhưng mối hoài nghi hướng vào Perseids - trận mưa sao băng tuyệt đẹp đang đổ xuống khắp thế giới và vừa đạt đỉnh đúng đêm trăng tròn vừa qua.

Mưa sao băng vốn tạo thành từ việc Trái đất bay qua một vùng mảnh vỡ nào đó, các mảnh vỡ va chạm với bầu khí quyển tạo nên những quả cầu lửa nhỏ, chính là những ngôi sao băng. Vì vậy khả năng vô tình hứng phải một mảnh lớn và gây ra vụ nổ giữa mưa sao băng là không khó lý giải.

Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm, có thể lên tới 100 ngôi sao bằng mỗi giờ trong ngày cực đại. Nó xảy ra vào tháng 7 - tháng 8 hàng năm khi Trái Đất bay qua chiếc đuôi đầy đá bụi và mảnh vỡ của sao chổi 109P/Swift-Tuttle.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao

Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Đăng ngày: 15/02/2025
Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!

Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.

Đăng ngày: 14/02/2025
Phát hiện hố đen

Phát hiện hố đen "lớn" nhanh nhất trong 9 tỷ năm

Các nhà khoa học Australia phát hiện một hố đen siêu lớn có khối lượng bằng 3 tỷ Mặt Trời. Họ tin rằng đây là hố đen phát triển nhanh nhất trong 9 tỷ năm qua.

Đăng ngày: 14/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News