Đêm nay, Việt Nam đón siêu trăng đánh cắp mưa sao băng độc đáo
Đây là siêu trăng cuối cùng trong năm 2022, tình cờ lại tròn cùng ngày với đêm lộng lẫy nhất của mưa sao băng Perseids tuôn ra từ chòm sao Anh Tiên.
Theo công cụ đo đạc của Time and Date, trăng tròn tháng 8 sẽ đạt độ tròn tuyệt đối vào lúc 8 giờ 35 phút sáng 12-8 theo giờ Việt Nam, vì vậy chúng ta sẽ chiêm ngưỡng được siêu trăng đẹp nhất trong tối nay.
Đài CNN cho hay tính toán của NASA, Mặt trăng sẽ tiến tới điểm rất gần Trái đất trên quỹ đạo hình elip của nó, chỉ còn cách 363.300km vào thời điểm cực đại. Do đó trăng tròn sẽ trông to và đẹp hơn rất nhiều.
Một siêu trăng mọc trên đỉnh Đài tưởng niệm Washington - (Ảnh: NASA)
Thời điểm tốt nhất để quan sát siêu trăng thường là buổi hoàng hôn, khi các điều kiện quang học hợp lại tạo nên hiện tượng "ảo ảnh Mặt trăng", khiến trăng vừa mọc trên bầu trời chớm tối to hơn thực tế. "Ảo ảnh Mặt trăng" kết hợp với siêu trăng vốn to sẵn sẽ đem đến một cái nhìn ngoạn mục.
Trùng hợp, đêm nay cũng là đêm cực đại của mưa sao băng Perseids, một trong những trận mưa sao băng đẹp nhất năm mà theo Time and Date số sao băng có thể lên tới 100 ngôi sao băng/giờ.
Mưa sao băng Perseids xuất hiện khi Trái đất đi qua phần đuôi đá bụi của sao chổi 109P/Swift-Tuttle hàng năm, kéo dài từ ngày 17-7 cho đến ngày 24-8 trong năm nay. Mưa sao băng như phát ra từ chòm sao Perseur (Anh Tiên) nên mới được đặt tên là Perseids.
Mưa sao băng Perseids sẽ phát ra từ vị trí dấu cộng màu vàng trên bản đồ các chòm sao - (Ảnh: SKY & TELESCOPE)
Tuy nhiên với đêm siêu trăng đặc biệt này, Mặt trăng sẽ có hành vi "đánh cắp" mưa sao băng, cách mà các nhà mô tả việc các ngôi sao băng bị vầng sáng trăng "nuốt chửng" bởi Mặt trăng sáng hơn các ngôi sao băng nhiều lần. Vì vậy mưa sao băng sẽ trông mờ nhạt hơn.
Đó có thể là tin buồn cho những người yêu mưa sao băng, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể đợi vài ngày tới khi vầng sáng Mặt trăng dịu đi để quan sát Perseids rõ ràng. Do đây là trận mưa sao băng lớn nên vẫn đủ đẹp trong những giai đoạn trước và sau cực đại.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
