Hồ nước kỳ lạ ở Trung Quốc: Nơi muối kết tinh thành đá quý, máy bay có thể hạ cánh, tàu hỏa có thể đi qua

Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tỷ tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm.

Nhắc đến Thanh Hải (một tỉnh phía Tây Bắc Trung Quốc), hẳn rằng nhiều người đều ấn tượng nơi đây có hơn 100 hồ muối lớn nhỏ thu hút đông đảo khách du lịch. Hồ muối phẳng lặng trắng tinh như những tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời trên cao, tạo nên khung cảnh tráng lệ như thế giới song song bất tận.


Hồ muối phẳng lặng trắng tinh như những tấm gương khổng lồ.

Song, có lẽ bạn không biết, ở sâu bên trong bồn địa Sài Đạt Mộc (tên quốc tế: Qaidam hoặc Tsaidam, nơi có diện tích xấp xỉ 120.000km², một phần tư trong đó bị bao phủ bởi các hồ nước mặn và hồ khô cạn) có hồ muối lớn nhất Trung Quốc - Sát Nhĩ Hãn hay còn được gọi là Qarhan Lake.


Bồn địa Sài Đạt Mộc.


Xa lộ chạy qua bồn địa Sài Đạt Mộc.

Hồ muối lớn nhất Trung Quốc

Trong tiếng Mông Cổ, "Sát Nhĩ Hãn" có nghĩa là "thế giới của muối". 

Hồ muối Sát Nhĩ Hãn có tổng diện tích 5.856km², là nơi hội tụ của các hồ muối khác như Đạt Bố Tôn (Dabuxun Lake), Hoắc Bố Tôn Nam và Hoắc Bố Tôn Bắc (Hulsan Lake), Sáp Niếp (Senie Lake)... Còn có thêm những nhánh nhỏ của sông Cách Nhĩ Mộc (Golmud), sông Sài Đạt Mộc... đổ vào.

Sát Nhĩ Hãn là hồ muối lớn nhất Trung Quốc, cũng là một trong những hồ muối nằm trong lục địa nổi tiếng nhất thế giới. Nước không ngừng bốc hơi khiến muối kết tinh được hình thành trên mặt hồ. Tuyến đường sắt Thanh Tạng và xa lộ Thanh Tạng được xây dựng trên thềm muối này.


Thềm muối giữa hồ Sát Nhĩ Hãn.

Trên hồ muối Sát Nhĩ Hãn có 32km đường sắt và xa lộ chạy xuyên qua. Con đường này được ví là "Cầu muối vạn trượng" nổi trên hồ muối mênh mông.

Hồ Sát Nhĩ Hãn chứa hơn 50 tấn natri clorua (muối ăn), có thể cung cấp cho 6 tỷ người trên thế giới sử dụng trong 1.000 năm. Chưa hết, nơi đây còn sản xuất đá Cacnalit nổi tiếng. Loại đá này trong suốt gần như pha lê, phát sáng lấp lánh dưới ánh nắng, trông vô cùng bắt mắt. Đá Cacnalit được sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất tinh xảo.

Đá Cacnalit trắng và đỏ.

Sát Nhĩ Hãn - nơi đất và trời hòa làm một


Mặt hồ như gương soi phản chiếu bầu trời.

Khu vực xung quanh hồ muối bằng phẳng như hoang mạc bất tận, tạo nên phong cảnh cực kỳ độc đáo. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng muối hiện lên như vảy cá khổng lồ lấp lánh được xếp đều lên nhau tầng tầng lớp lớp. Điều đáng tiếc là nơi đây không hề có cây xanh, dưới nước chẳng có cá, trên trời không có một bóng chim bay. Tất cả chỉ là một mảnh yên tĩnh sặc hơi muối mặn.

Thềm muối trên hồ có tải trọng rất lớn, xe hơi và tàu hỏa đều có thể đi qua. Máy bay cũng có thể hạ cánh trên thềm muối này, thậm chí xây nhà, dựng công xưởng đều là chuyện hoàn toàn làm được. Xa lộ Thanh Tạng và đường sắt Thanh Tạng chạy ngang qua hồ muối, dài 32 km, lần lượt được gọi là "Cầu muối vạn trượng" và "Cầu vồng sắt thép".

Mặc dù hồ muối Sát Nhĩ Hãn không phải nơi sinh trưởng của cây cối và động vật, nhưng nó lại sản sinh ra loại đá quý xinh đẹp, là "hoa muối thần kỳ" mọc lên giữa cánh đồng mặn mà bao la.


Hiện tượng "hoa muối" ở hồ Sát Nhĩ Hãn.

Hoa muối là trạng thái kết tinh của muối sau quá trình nước bốc hơi. Tùy vào nồng độ Natri Clorid trong nước mà thời gian hình thành và độ cứng của hoa muối sẽ không giống nhau.

Hoa muối kết tinh ở hồ Sát Nhĩ Hãn như trân châu, san hô, lấp lánh từng tầng từng tảng, khiến nơi đây càng thêm lộng lẫy như chốn tiên cảnh. Đó cũng là lý do vì sao hồ muối Sát Nhĩ Hãn tiếp đón hơn chục nghìn du khách ghé thăm mỗi năm, mặc dù đường sá, điều kiện khí hậu không mấy thuận lợi cho việc tham quan.

Thử tưởng tượng xem, đứng trên con đường "cầu muối vạn trượng" Thanh Tạng, bốn bề hồ nước trong vắt phẳng lặng in bóng trời xanh, bạn như thể chìm vào thế giới bất tận, chẳng biết đâu là bến bờ, cảm giác kỳ diệu đến mức không thể tin đây là thật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Tìm hiểu về bảng phân loại cấp độ gió và sóng ở Việt Nam

Dưới đây là bảng phân loại cấp gió và sóng ở Việt Nam, mời các bạn cùng tham khảo.

Đăng ngày: 15/04/2025
Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Lý do đường băng nóng chảy, đường ray biến dạng ở Anh

Ở một quốc gia có khí hậu ôn đới như Anh, đợt nắng nóng kỷ lục gần đây đã tạo ra thách thức đối với cơ sở hạ tầng và khiến hệ thống giao thông đối mặt với một loạt vấn đề.

Đăng ngày: 14/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News