Công ty Mỹ chọn đối tác thay thế động cơ tên lửa Nga
Tập đoàn công nghệ hàng không và quốc phòng của Mỹ đang hợp tác với Firefly Aerospace để phát triển động cơ mới cho tên lửa vũ trụ Antares.
Trong một thông cáo báo chí vào hôm 8/8, hai công ty cho biết đang làm việc cùng nhau để nâng cấp giai đoạn đầu cho tên lửa Antares của Northrop Grumman, đồng thời phát triển một phương tiện phóng tầm trung hoàn toàn mới cho các nhiệm vụ trong tương lai. Sự hợp tác này có nghĩa là Northrop Grumman sẽ thay thế tên lửa Antares hiện tại, được chế tạo ở Ukraine và chạy bằng động cơ của Nga, bằng một phiên bản mạnh hơn có thể mang trọng tải nặng hơn.
Động thái này nhằm loại bỏ sự phụ thuộc của Northrop Grumman vào Nga và Ukraine đối với các thành phần quan trọng của tên lửa Antares mà công ty sử dụng để thực hiện các sứ mệnh chở hàng tới Trạm Vũ trụ Quốc tế cho NASA.
Giai đoạn đầu (tầng 1) của tên lửa Antares hiện tại. (Ảnh: NASA)
"Thông qua sự hợp tác, chúng tôi sẽ phát triển một phiên bản hoàn toàn trong nước của tên lửa Antares, được gọi Antares 330, cho các dịch vụ tiếp tế thương mại của tàu chở hàng Cygnus, tiếp theo là một phương tiện phóng hạng trung hoàn toàn mới. Northrop Grumman và Firefly Aerospace đã và đang làm việc trên một chiến lược và kế hoạch phát triển kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu phóng ở hiện tại và trong tương lai", Scott Lehr, Phó chủ tịch Northrop Grumman, cho biết.
Có rất nhiều lợi thế cho sự hợp tác mới giữa hai công ty vũ trụ của Mỹ. Đầu tiên, công nghệ đẩy của Firefly sử dụng các chất đẩy tương tự như tên lửa Antares hiện tại, giúp giảm thiểu việc nâng cấp địa điểm phóng. Antares 330 mới sẽ sử dụng 7 động cơ Miranda của Firefly, trong khi Northrop Grumman cung cấp phần mềm, kỹ thuật điện tử hàng không, cấu trúc tầng trên và động cơ Castor 30XL, cũng như các hoạt động tích hợp phương tiện phóng và bệ phóng. Tất cả điều này giúp làm tăng khả năng mang trọng tải lên quỹ đạo của tên lửa Antares.
Theo Space, tên lửa nâng cấp có thể sẵn sàng vào năm 2024. Sau khi hoàn thành, nó sẽ cho phép Antares phóng hàng hóa có trọng tải lên tới 10.500kg lên quỹ đạo. Con số này nhiều hơn đáng kể so với công suất 8.100kg hiện tại.
Tên lửa Antares và tàu chở hàng Cygnus NG-16 trên bệ phóng trước chuyến bay tới Trạm Vũ trụ Quốc tế vào ngày 10/8/2021. (Ảnh: NASA)
Hai công ty không công bố chi tiết tài chính về thỏa thuận của họ cho Antares 330, cũng như chưa tiết lộ tên lửa phóng hạng trung mới sẽ được chế tạo như thế nào. Tuy nhiên, Firefly đang phát triển tên lửa phóng hạng trung của riêng mình, được gọi là Beta, cũng như Phương tiện Tiện ích Không gian để sử dụng trên quỹ đạo và một tàu đổ bộ mặt trăng được gọi là Blue Ghost.
"Firefly tự hào là một kẻ phá bĩnh trong ngành công nghiệp vũ trụ. Việc hợp tác với một tập đoàn tiên phong về không gian như Northrop Grumman sẽ giúp chúng tôi tiếp tục sứ mệnh đó", Peter Schumacher, Giám đốc điều hành tạm thời của Firefly nhấn mạnh.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Ba công nghệ mới của NASA có thể hiện thực hóa khả năng du hành liên sao
Từ Phòng thí nghiệm Phản lực Đẩy, những bộ óc kỳ tài đang mang trong mình những suy nghĩ vượt lẽ thường, hy vọng đưa tầm với của con người ra ngoài Hệ Mặt trời.

Chiêm ngưỡng hiện tượng thú vị và hiếm gặp: Thất tinh hội ngộ Mặt trăng!
Bảy hành tinh gồm sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và Mặt trăng sẽ cùng "trình diễn" trên bầu trời từ ngày 17 đến 27-6.
