Mưa sao băng Lyrids cực điểm vào rạng sáng 23/4
Rạng sáng ngày 23/4, một trận mưa sao băng Lyrids với khoảng 15 sao mỗi giờ sẽ diễn ra trên bầu trời Việt Nam.
Mưa sao băng là hiện tượng thiên nhiên kỳ diệu khiến nhiều người yêu thích.
Hàng năm, mưa sao băng Lyrids (tập trung quanh chòm sao Lyra) là một trận mưa sao băng nhỏ, thường diễn ra từ ngày 16-25/4, thời gian cực điểm là đêm 21 hoặc 22.
Theo thông tin từ câu lạc bộ thiên văn trẻ Việt Nam, năm nay cực điểm của mưa sao băng Lyrids sẽ muộn hơn, nó sẽ diễn ra vào đêm ngày 22, rạng sáng ngày 23/4. Trận mưa sao băng này sẽ đạt cực điểm vào khoảng 0h ngày 23 theo giờ Việt Nam.
Vào đợt sao băng này, người dân sẽ quan sát dễ dàng hơn vì giờ đó ánh sáng của mặt trăng không gây "nhiễu". Vào thời gian cực điểm nêu trên, chòm sao Lyra đang nằm trong khoảng rộng và cao nên có thể thể quan sát với góc nhìn rộng.
Đây là một trận mưa sao băng nhỏ, chỉ với khoảng 15 sao băng mỗi giờ trong thời tiết rất tốt thì cũng không hẳn là một "trận mưa" như nhiều người tưởng tượng.
Ngoài ra, để xem được mưa sao băng, độc giả nên chú ý đến thời tiết, bởi nếu trời âm u, nhiều mây, có mưa thì sẽ rất khó quan sát hiện tượng này, khi xem, nên nằm ngửa và tránh bị ánh sáng chiếu thẳng vào mắt.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
