Mưa thiên thạch ở Nga mang virus tới Trái đất?
Các nhà khoa học lo ngại thiên thạch phát nổ trên bầu trời Chelyabinsk (Nga) có thể mang một số loại virút và bệnh mới tới Trái đất.
Cơ quan vũ trụ Nga (Roskosmos) thừa nhận các kính thiên văn của họ đã không thể phát hiện thấy thiên thạch rơi xuống khu vực Chelyabinsk của nước này, bởi vì nó có quỹ đạo bay rất kỳ lạ và đến từ hướng khác thường.
Thiên thạch rơi ở Nga có thể mang theo virus nguy hiểm tới Trái đất.
Vụ nổ thiên thạch đã làm hơn 1.000 người bị thương và khiến nhiều cửa sổ kính bị vỡ. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Roskosmos cho rằng những thiệt hại này không thể so sánh với những nguy hiểm tiềm ẩn khác. Bởi vì họ lo ngại thiên thạch có thể mang theo một số loại virus và vi khuẩn lạ tới Trái đất.
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được trận mưa thiên thạch bất thường ở Chelyabinsk. Họ mới chỉ có thể phỏng đoán thiên thạch phát nổ trên bầu trời khu vực này có đường kính khoảng từ 1-10m.
Đây không phải là đầu tiên thiên thạch rơi xuống Trái đất theo một cách bất thường. Nhà thiên văn học người Đức Illobrand von Ludwiger đã nghiên cứu các trận mưa thiên thạch kỳ lạ trong gần 40 năm qua và phát hiện thấy rằng một số thiên thạch không giống những gì các nhà khoa học biết về chúng.
Vào tháng 11/1956, hai công nhân người Thụy Điển là Stig Ekberg và Harry Sjoberg đã phát hiện thấy một vật thể hình cầu dẹt trên bầu trời trong khi họ đang lái xe trên đường. Vật thể này đã bất ngờ bay về phía xe của hai người công nhân ở độ cao khoảng 1m.
Khoảng 10 phút sau đó, vật thể bay lạ đã bay đi và để lại một hòn đá nóng rực trên mặt đất. Hình dạng của hòn đá rất đặc biệt và dường như chứa chất hóa học vofam cacbua, một loại hợp kim được sử dụng để chế tạo sợi đốt trong bóng đèn.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
