Mực nước biển đang tăng giảm bất thường

Nước biển dâng không phải là một hiện tượng mới. Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp Quốc, trong phần lớn thời gian ở thế kỷ 20, mực nước biển trung bình toàn cầu đang nhích dần lên khoảng 1,4 mm mỗi năm.

Mực nước biển trung bình toàn cầu là mức trung bình của tất cả các vùng biển bao phủ Trái đất. Nhưng trong 2 thập kỷ qua, tỷ lệ này đã tăng hơn gấp đôi. Từ năm 2005 đến năm 2015, mực nước biển tăng 3,6 mm mỗi năm.


Nước biển dâng gây ra các đợt lũ lụt trên toàn cầu - (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, liệu sự tăng mực nước biển này có đồng đều trên toàn thế giới?

Mực nước biển dâng không đồng đều trên toàn cầu”, Kathy Mclnnes, nhà nghiên cứu cao cấp tại Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Khối thịnh vượng chung (CSIRO) ở Australia cho biết. Bà là người đứng đầu Nhóm Đề án và Khí hậu cực đoan thuộc Trung tâm Khoa học Khí hậu của CSIRO.

Mực nước biển đang tăng lên ở một số nơi, nhưng ở khu vực khác lại đang giảm xuống”, Jacky Austermann, trợ lý giáo sư về Trái đất và khoa học môi trường tại Đài quan sát Trái đất Lamont-Deherty của Đại học Columbia (New York) cho biết. Austermann nói với Live Science: “Không có nơi nào tránh khỏi sự thay đổi về mực nước biển”.

Nguyên nhân chính khiến mực nước biển thay đổi là biến đổi khí hậu. Nhiệt độ tăng làm ấm không khí và nước. Không khí và nước ấm lên cũng làm tan chảy các tảng băng. Austermann nói: “Ở Nam Cực, nước biển ấm lên là nguyên nhân lớn nhất làm băng tan. Các sông băng tan chảy sẽ cung cấp nhiều nước vào đại dương hơn, do đó làm tăng thể tích của biển”.

Tuy nhiên, Mclnnes cho biết lượng nước thêm vào đó không trải đều trên toàn cầu.

Khi những tảng băng khổng lồ tan chảy, chúng không đơn thuần chỉ cung cấp thêm nước vào đại dương. Khối lượng hút khối lượng. Các tảng băng ở Nam Cực và Greenland lớn đến mức khối lượng của chúng tạo ra lực hút lên vùng biển xung quanh chúng, Austermann nói. Điều này làm cho mực nước biển cao hơn một chút ở những khu vực đó. Nhưng khi các tảng băng tan chảy, khối lượng của chúng cũng giảm, từ đó mực nước biển đang giảm xuống gần với các tảng băng tan chảy, ví dụ như ở Greenland, nhưng lại dâng lên ở phía đối diện của thế giới, trong trường hợp này là Nam bán cầu.

Bà Mclnnes cho biết, các tác động cục bộ như bơm nước ngầm, khai thác nhiên liệu hóa thạch và nén trầm tích cũng góp phần khiến mực nước biển dâng cao hơn. Ở một số khu vực, đặc biệt là những thành phố được xây dựng trên vùng đồng bằng như Tokyo và New Orleans, đất đang bị sụt lún còn mực nước biển thì dâng lên.

Các chu kỳ khí hậu cũng góp phần làm mực nước biển tăng giảm bất thường. "El Nino và La Nina gây ra hiệu ứng trông thấy khi tất cả nước dồn về một phía của lưu vực Thái Bình Dương trong một giai đoạn và sau đó lại dồn lên phía bên kia của lưu vực trong giai đoạn khác”, bà McInnes nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang tự hủy diệt như thế nào?

Con người đang hằng ngày tàn phá môi trường sống của chính mình theo nhiều cách, vô tình hoặc cố ý. Từ các công trình xây dựng sai lầm...

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News