Mùi cơ thể thay đổi khi ở gần những người ốm
Thay đổi mùi cơ thể khi ở gần những người ốm là cách để cơ thể cảnh báo về sự lây lan của bệnh tật.
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ cho thấy khi những con chuột khỏe mạnh được nuôi cùng chuồng với những con bị bệnh, mùi cơ thể chúng thay đổi và trở nên giống với mùi của những con chuột ốm.
Trong nghiên cứu này, một số cá thể chuột được tiêm loại vi khuẩn E.Coli. Sau đó, chúng được nuôi cùng chuồng với những con chuột khỏe mạnh.
Chỉ vài giờ sau đó, những con chuột bị tiêm thuốc có biểu hiện bệnh như mệt mỏi hoặc sụt cân nhưng không lây nhiễm bệnh cho những con chuột khỏe mạnh khác.
Sau đó, một nhóm cá thể chuột được huấn luyện đặc biệt về mùi được thả vào chuồng, chúng nhận thấy mùi nước tiểu của những con chuột bị bệnh giống với của những con chuột khỏe mạnh tới 90%.
Các nhà khoa học đã phân tích thành phần nước tiểu ở những con chuột này. Kết quả cho thấy 75% những con chuột khỏe mạnh có thành phần hóa học trong nước tiểu giống với con bị bệnh.
Sự thay đổi mùi cơ thể khi ở gần những người ốm là cách để cơ thể cảnh báo về lây lan của bệnh tật. (Ảnh: Eyeni).
Điều này cho thấy mùi và những thành phần hóa học có trong nước tiểu thay đổi khi cá thể chuột khỏe mạnh tiếp xúc với con bị bệnh.
"Việc tiếp xúc với mùi cơ thể của những cá thể bị ốm có thể gây ra phản ứng bảo vệ hoặc chuẩn bị ở đồng loại khác của chúng nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm”, Tiến sĩ Stephanie Gervasi - chủ nhiệm nghiên cứu, cho biết.
Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế này được cho là sự tiến hóa ở các loài động vật sống thành bầy đàn để cảnh báo con khác về sự lây lan của bệnh tật.
“Nghiên cứu cho thấy mùi cơ thể không chỉ báo hiệu bệnh tật mà còn có ảnh hưởng mạnh mẽ lên những cá thể phát hiện ra chúng. Đây là sự truyền thông tin nổi bật qua khứu giác làm thay đổi chức năng sinh lý rõ ràng và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh giữa các cá thể ở nhiều loài”, Tiến sĩ Gary Beauchamp, một tác giả khác của nghiên cứu, cho hay.
Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện này có thể đóng góp vào việc phát hiện và chẩn đoán dịch bệnh ở cả con người và động vật.

Cần sa không có tác dụng làm giảm đau
Cần sa làm các cơn đau có thể dễ để chịu đựng hơn thay vì làm giảm đau, các nhà khoa học mới đây cho biết.

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.

5 loại nước bạn nên uống sau giờ nghỉ trưa
Để hoàn toàn tỉnh táo sau giờ nghỉ trưa và nhanh chóng tập trung vào công việc buổi chiều hiệu quả, bạn hãy lựa chọn các loại nước sau đây.

Bài kiểm tra tuổi thật của cơ thể
Tuổi đời chưa hẳn đã là tuổi cơ thể. Nhiều người trẻ nhưng yếu ngang cụ già và ngược lại, không ít bậc cao niên cơ thể khỏe mạnh như mới đôi mươi. Hãy tính tuổi sinh học của cơ thể bằng các bài kiểm tra dưới đây do Bright Side gợi ý.

Kích thước não có quyết định trí thông minh?
Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.
