Mùi của cà phê từ đâu mà có?

Mùi hương của cà phê là một mùi hương rất đặc trưng và cho dù các bạn có thích uống cà phê hay không thì cũng phải công nhận rằng loại mùi này rất đặc biệt. Nhưng có thể ít ai biết rằng đằng sau mùi này là sự cấu thành của rất nhiều hợp chất hoá học có trong hạt cà phê và mỗi loại cà phê khác nhau lại có những mùi vị khác nhau, tuỳ vào thành phần hoá học mà chúng đang chứa cũng như sự khác biệt nồng độ của các chất này.

Mùi của cà phê từ đâu mà có?
Mùi của cà phê từ đâu mà có?

Để mũi có thể ngửi được mùi, các chất này phải là những chất dễ bay hơi để chúng có thể có mặt trong không khí và được mũi phát hiện ra mùi. Bản thân hạt cà phê tươi có mùi vị rất nhạt, mùi cà phê mà chúng ta thường biết là kết quả của quá trình rang hạt cà phê. Khi rang, một loạt quá trình biến đổi tạo ra các sản phẩm hợp chất có mùi thơm. Sau quá trình rang, để thưởng thức cà phê thì chúng ta cần phải pha chế nó. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng, pha cà phê không tạo ra sự biến đổi hoá học và chúng chỉ đơn thuần là chiết tách các chất trong hạt cà phê ra.

Hạt cà phê rang có hơn 1000 hợp chất hoá học khác nhau. Trong số này, chúng ta có khoảng 10-25% là chất không phân cực và phần lớn còn lại là chất phân cực. Chất phân cực có sự phân bổ electron không đều ở hai đầu cực và chúng thường dễ tan trong nước, vì nước là dung môi phân cực. Theo nguyên tác trong hoá học thì chất phân cực sẽ tan tốt trong dung môi phân cực và ngược lại. 

Mùi của cà phê từ đâu mà có?
Mùi vị của từng loại cà phê phụ thuộc vào nồng độ của chúng.

Người ta đã có nhiều nghiên cứu để xác định xem hợp chất nào được chiết xuất là tạo ra mùi vị cho một ly cà phê. Kết quả cho thấy, trong số hơn một ngàn hợp chất có mặt trong hạt cà phê thì chỉ có một lượng nhỏ trong số này có trách nhiệm tạo ra mùi vị. Mùi vị của từng loại cà phê lại phụ thuộc vào nồng độ của chúng cũng như ngưỡng cảm nhận mà con người có thể nhận ra. Tỷ lệ giữa nồng độ của một chất tạo mùi với ngưỡng mùi mà nó mang lại người ta gọi là "Giá trị hoạt động mùi hương" OAV, và người ta dùng cái này để đánh giá mùi hương tổng thể.

Theo như trong infographic, chúng ta có hơn 10 chất đóng góp vào mùi hương của cà phê. Một số mang lại mùi vị đặc trưng như 2-furfurylthiol gốc lưu huỳnh. Chất này được miêu tả chính xác là "mùi cà phê rang". Mặc dù vậy cũng có vài chất đem lại những mùi khá tiêu cực và khó chịu, tuy nhiên khi kết hợp lại với nhau thì chúng lại mang các sắc thái mùi độc đáo và đồng điệu với nhau. Ví dụ như methanethiol được miêu tả như mùi của bắp cải bị thối hoặc 3-mercapto-3-methylbutyl formate tạo ra mùi hăng "như mùi mèo".

Mùi của cà phê từ đâu mà có?
Caffein không quyết định mùi vị của cà phê.

Ngoài những chất gốc lưu huỳnh, chúng ta cũng có các chất gốc aldehyde, furan, phenol,.. Các nhóm chất aldehyde thường tạo ra mùi trái cây, trong khi chất gốc furan tạo ra mùi caramel hoạc pyrazin tạo ra "mùi đất". Còn các gốc phenol tạo mùi khói, mùi gia vị và mùi hăng.

Một nghiên cứu hồi năm 2008 cho thấy mùi vị của cà phê có ảnh hưởng đến hoạt động của gene và protein trong não chuột và ảnh hưởng đến việc giảm căng thẳng. Có nhiều các bạn sẽ hỏi tại sao không có caffein, lý do đơn giản là về lý thuyết, chất này không màu, không mùi, không vị và chúng chỉ đem lại khả năng tập trung và kích thích trí não mà thôi, không quyết định mùi vị của cà phê.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 10 con đường bị đồn

Top 10 con đường bị đồn "ma ám" của nước Mỹ

Nếu bạn thích những điều rùng rợn, đây là 10 con đường tốt nhất để “săn ma” trên nước Mỹ

Đăng ngày: 10/10/2020
Đá pegmatit - Ngọc quý

Đá pegmatit - Ngọc quý "mọc" dưới lòng đất trong vài giờ

Nghiên cứu mới từ Đại học Rice của Mỹ cho thấy tinh thể ngọc quý trong đá đá pegmatit có thể hình thành chỉ trong thời gian rất ngắn.

Đăng ngày: 09/10/2020
Những điều chúng ta luôn mặc định về đồ ăn nhưng sự thật chưa chắc đã như vậy

Những điều chúng ta luôn mặc định về đồ ăn nhưng sự thật chưa chắc đã như vậy

Phía sau những công dụng thường thấy, các loại thực phẩm quen thuộc này còn lợi hại hơn chúng ta tưởng đấy.

Đăng ngày: 09/10/2020
Bức tranh cổ

Bức tranh cổ "hoàng tử say rượu" được đấu giá tới 41 triệu USD

Bức họa khoảng 700 năm tuổi, vẽ từ thời nhà Nguyên của Trung Quốc, đã được bán đấu giá tại Hong Kong và thu về hơn 41 triệu USD.

Đăng ngày: 09/10/2020
Chảo chống dính có an toàn không?

Chảo chống dính có an toàn không?

Đồ bếp có lớp chống dính ra đời như một “cuộc cách mạng” được mọi người hồ hởi đón nhận. Nhưng thật ra nó có an toàn không?

Đăng ngày: 08/10/2020
Tại sao Gia Cát Lượng lại chọn ngồi

Tại sao Gia Cát Lượng lại chọn ngồi "xe lăn" ra trận thay vì cưỡi ngựa?

Năm xưa trong chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng dù vẫn khỏe mạnh nhưng đã chọn ngồi "xe lăn" ra trận thay vì cưỡi chiến mã.

Đăng ngày: 08/10/2020
Những quy tắc thường làm trong vô thức mà bạn không hề hay biết

Những quy tắc thường làm trong vô thức mà bạn không hề hay biết

Đây đều là những việc mà bạn vẫn làm hàng ngày thế nhưng không để ý vì sao lại làm trong vô thức như thế.

Đăng ngày: 08/10/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News