Mừng robot Tò Mò tròn “một tuổi” trên sao Hoả

Các nhà khoa học NASA vừa tổ chức kỷ niệm mừng robot Tò Mò tròn một tuổi trên hành tinh Đỏ (một năm trên sao Hoả khoảng 687 ngày ở Trái đất).

Robot Tò Mò hạ cánh trên hành tinh Đỏ vào tháng 8/2012, tính đến thời điểm này, Tò Mò đã hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên trong sứ mệnh tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên hành tinh Đỏ.


Robot Tò Mò tự chụp hình mình trên sao Hoả nhân kỷ niệm một năm tròn (tính theo ngày của sao Hoả) đặt chân lên hành tinh Đỏ - (Ảnh: Space)

Ông John Grotzinger, nhà khoa học thuộc Viện công nghệ California cũng thuộc dự án Tò Mò cho biết: “Còn quá sớm để đi đến kết luận cuối cùng, chúng tôi hy vọng kết quả tại khu vực chân núi Sharp sẽ kết nối với những gì tìm được ở khu vực vịnh Dao Vàng (Yelloknife Bay). Riêng khu vực Windjana, chúng tôi nhìn thấy những dấu hiệu lịch sử khá phức tạp về sự tương tác giữa nước và đá".

Gần đây, robot Tò Mò đã tiến hành mũi khoan trên khối sa thạch có tên Windjana, thu thập mẫu bột đá, phục vụ việc nghiên cứu quá trình địa hoá và sự hình thành cảnh quan ở lớp dưới cùng của khu vực Gale Crater trên sao Hoả.

Các nhà khoa học hiện đang chuẩn bị các bước cần thiết để robot Tò Mò tiến đến điểm kế tiếp, cách vị trí hiện tại khoảng 3,9km hướng về ngọn núi Sharp. NASA đang sử dụng công cụ Mars Reconnaissance Orbiter để tìm kiếm lộ trình an toàn cho Tò Mò, nhằm tránh những cồn cát xung quanh núi Sharp.

Các bộ phận của robot được thiết kế với tuổi thọ trung bình gấp 2-3 lần tuổi thọ dự kiến để hoàn thành nhiệm vụ của Tò mò. Hiện robot Tò Mò vẫn vận hành tốt, riêng phần mềm được nâng cấp thường xuyên. Tuy nhiên, những bánh xe của nó có dấu hiệu không tốt bởi địa hình núi đá hiểm trở trên bề mặt hành tinh Đỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 27/06/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 21/06/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 05/06/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 02/06/2025
Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng

Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Đăng ngày: 31/05/2025
Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Phát hiện siêu Trái đất kim cương có khả năng “tái sinh”

Nhờ kính viễn vọng James Webb, các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh dung nham nóng rực cấu tạo từ kim cương phát triển khí quyển thứ hai sau khi sao chủ phá hủy khí quyển ban đầu.

Đăng ngày: 30/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News