Muỗi cái không chịu "yêu đương" với muỗi đực biến đổi gene, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại

Theo nghiên cứu mới được công bố vào tuần trước, chương trình thử nghiệm thả 450 nghìn con muỗi biến đổi gene ở thành phố Jacobina (Brazil) đã dẫn đến sự hỗn loạn di truyền ngoài ý muốn của quần thể muỗi tại đây. Vụ việc đang gây lo ngại về tính an toàn của các cuộc thí nghiệm khi chúng không được dự đoán chính xác về mặt kết quả.

Sử dụng muỗi biến đổi gene có đặc tính "chết yểu" để hạn chế sự sinh sôi của quần thể muỗi

Theo các nhà khoa học, mục đích chính của của chương trình thí nghiệm này nhằm hạn chế sự lây lan các mầm bệnh do muỗi đốt như sốt vàng da, sốt xuất huyết, sốt Chikungunya và sốt Zika trong khu vực. Công ty công nghệ sinh học Oxitec đã nghĩ ra ý tưởng tạo nên một phiên bản muỗi biến đổi gene, được gọi là OX513A, vốn được pha trộn từ 3 chủng muỗi khác nhau như Aedes aegypti, một chủng muỗi nguồn gốc Cuba và một chủng nguồn gốc từ Mexico.

Muỗi cái không chịu yêu đương với muỗi đực biến đổi gene, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại
Loại muỗi biến đổi gene đã được tung vào tự nhiên với mục đích hạn chế số lượng muỗi trước đó.

Đặc tính chính của giống muỗi này là sở hữu gen chết yểu. Khi các con cái thuộc giống muỗi tự nhiên giao phối với OX513A, những con non đẻ ra sẽ không thể tồn tại cho tới tuổi trưởng thành (tuổi sinh sản). Chủng muỗi OX513A được cấy gen protein huỳnh quang (giúp phát sáng), cho phép dễ dàng xác định những đối tượng con non được sinh ra từ chúng. Bên cạnh đó, những con cái đã từng giao phối với OX513A cũng sẽ ở tình trạng yếu sức và không đủ khả năng để tiếp tục sinh sản.

Bắt đầu từ năm 2013, trong suốt 27 tháng liên tiếp, Oxitec đã thả gần nửa triệu con muỗi đực OX513A mỗi tuần vào quần thể muỗi tự nhiên tại Jacobina. Theo dự tính ban đầu, việc xâm nhập của chủng muỗi OX513A vào tự nhiên sẽ không gây ra bất kỳ rủi ro nào cho cư dân Jacobina.

Thất bại vì muỗi cái không chịu "quan hệ" với muỗi đực biến đổi gene

Trong khoảng 18 tháng đầu tiên, các kết quả cho thấy sự khả quan đúng như dự đoán của các nhà nghiên cứu. Gần 60 % số lượng muỗi khu vực mang trong mình bộ gen đặc trưng của OX513A và chỉ có 3-4 % con non có thể tồn tại đến tuổi sinh sản. Kết quả bước đầu này được các nhà khoa học mô tả như một thành công lớn.

Tuy nhiên ở mốc thời gian sau 18 tháng, số lượng muỗi tại Jacobina bắt đầu phục hồi nhanh chóng, trở lại mức gần tương đương như lúc bắt đầu thí nghiệm.  

Đáng chú ý, trong "cộng đồng muỗi" giờ đây cũng xuất hiện hình thức phân biệt như trong xã hội con người. Theo đó, muỗi cái thuộc các loài bản địa sẽ có khả năng nhận biết và tránh né việc giao phối với các con đực bị biến đổi gene.

Muỗi cái không chịu yêu đương với muỗi đực biến đổi gene, dự án tiêu diệt loài muỗi thất bại
Đã có lo ngại về việc sự đa dạng gene di truyền của một giống loài sẽ tạo ra một loài mạnh mẽ hơn trước đó.

Ngoài ra, thêm bằng chứng mới cho thấy một số cá thể thuộc thế hệ con non của OX513A không bị suy yếu như dự đoán. Khá nhiều trong số chúng rõ ràng đã đủ sức khỏe để tồn tại đến tuổi trưởng thành và sinh sản.

Hiện tại, muỗi đang tồn tại ở Jacobina đã mang trong mình đặc điểm di truyền từ nhiều chủng muỗi khác nhau. Theo những nhà nghiên cứu phản đối Oxitec, sự đa dạng gen di truyền của một giống loài sẽ tạo ra một loài mạnh mẽ hơn trước đó. Quan điểm này hiện đang bị công ty Oxitec tạm phủ nhận.

Phía Oxitec cũng đang phải đối mặt với rất nhiều những cáo buộc từ các tổ chức khoa học khác nhau trên thế giới. Đa phần cáo buộc tập trung vào việc Oxitec đã tiến hành thử nghiệm thực địa mà chưa có nghiên cứu đầy đủ, gây ra hậu quả không lường trước. Nhiều trung tâm nghiên cứu đã đưa ra chứng minh, việc thả các sinh vật biến đổi gen vào tự nhiên có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Vi khuẩn kháng kháng sinh ảnh hưởng đến… cá heo

Cá heo trong tự nhiên đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các loại vi khuẩn kháng kháng sinh - điều tưởng chỉ xảy ra ở người.

Đăng ngày: 19/09/2019
Nhện độc bọc chuột trong kén tơ để ăn dần

Nhện độc bọc chuột trong kén tơ để ăn dần

Một cư dân Australia bắt gặp con nhện lưng đỏ kịch độc bắt sống chuột nhắt lớn gấp 5 lần và ngăn con mồi chạy trốn bằng lớp tơ dày.

Đăng ngày: 16/09/2019
Chân tướng loài cây

Chân tướng loài cây "dị" hoa nhìn như mỳ tôm vừa bóc

Có ngoại hình kỳ lạ nhưng "cây mỳ" lại không chút liên quan đến bắp ngô hay mỳ tôm. Trên thực tế, loài cây kỳ lạ này là cây toquilla, một loài cây thuộc họ cọ, sống ở vùng nhiệt đới châu Mỹ và, thấy nhiều ở Ecuador.

Đăng ngày: 15/09/2019
Cây thùa nở hoa lần đầu sau 57 năm

Cây thùa nở hoa lần đầu sau 57 năm

Loài cây khổng lồ có đài hoa mọc cao 4,5 mét nở lần đầu tiên và duy nhất sau khi bắt những thợ làm vườn chờ hơn nửa thế kỷ.

Đăng ngày: 14/09/2019
Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến tâm trạng bạn “mưa nắng thất thường”?

Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân khiến tâm trạng bạn “mưa nắng thất thường”?

Hóa ra vi khuẩn trong ruột lại có mối liên hệ đặc biệt với cảm xúc của chúng ta.

Đăng ngày: 11/09/2019
Các nhà khoa học muốn biến loài ong thành đội quân chuyên dò vật liệu nổ và phóng xạ

Các nhà khoa học muốn biến loài ong thành đội quân chuyên dò vật liệu nổ và phóng xạ

Loài ong với lợi thế có thể bay và di chuyển nhanh, cộng với khả năng phát hiện mùi hương từ khoảng cách xa rất phù hợp để phát hiện mìn, vật liệu nổ và phóng xạ từ xa.

Đăng ngày: 11/09/2019
Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công trong mùa mưa bão

Cảnh báo vi khuẩn ăn thịt người tấn công trong mùa mưa bão

Tưởng là căn bệnh đã bị lãng quên nhưng thời gian gần đây, nó lại tiếp tục bùng phát mạnh và tỷ lệ tử vong đã tăng lên 60%.

Đăng ngày: 11/09/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News