Muỗi châu Á bành trướng khắp châu Âu

Lần đầu đặt chân lên châu Âu năm 1979, giờ đây muỗi hổ châu Á đã tung hoành khắp 15 quốc gia của cựu lục địa do tác động của biến đổi khí hậu.

>>> Brazil: Muỗi biến đổi gene thích ứng dần với tự nhiên

Muỗi hổ châu Á (Aedes albopictus) là loài muỗi có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở đông Nam Á. Chúng có thể truyền virus gây các bệnh như: sốt vàng da, viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh khác.

Các nhà khoa học của Đại học Liverpool tại Anh cho biết, muỗi hổ châu Á bắt đầu xuất hiện tại Albania vào năm 1979. Nhưng giờ đây Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu thông báo muỗi hổ châu Á đã xuất hiện tại 15 nước - từ Tây Ban Nha, Hy Lạp tới Thổ Nhĩ Kỳ, AFP đưa tin.

Muỗi châu Á bành trướng khắp châu Âu
Muỗi hổ châu Á đã xuất hiện khắp hành tinh.

“Trong hai thập kỷ qua, các điều kiện khí hậu ở phía tây bắc châu Âu - như phía tây nước Đức - và khu vực Balkans ngày càng trở nên phù hợp hơn với muỗi châu Á”, nhóm nghiên cứu của Đại học Liverpool tuyên bố.

Mô hình khí hậu của nhóm nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ ở vùng Balkans và phía tây bắc châu Âu đã tăng dần trong cả mùa hè lẫn mùa đông do tác động của biến đổi khí hậu. Vì thế mùa hè ở các khu vực đó trở nên nóng hơn, còn mùa đông trở nên ấm hơn. Đây là một xu hướng thời tiết lý tưởng đối với muỗi hổ châu Á.

Vào những năm giữa thập niên 60 của thế kỷ trước, muỗi hổ châu Á chỉ xuất hiện tại một số khu vực thuộc châu Á và vài đảo trong Thái Bình Dương. Từ đó tới nay chúng đã bành trướng sang Bắc Mỹ, Nam Mỹ, vùng Caribbe, châu Phi, Trung Đông theo chuyến xuất khẩu nguyên liệu xuyên đại dương.

Muỗi hổ châu Á gây nên đại dịch sốt chikungunya, một căn bệnh tấn công các khớp xương của người, trên đảo Reunion, Ấn Độ Dương trong hai năm 2005 và 2006. Đảo này là lãnh thổ hải ngoại của Pháp.

Một năm sau, chúng gây nên đại dịch chikungyuna tại tỉnh Ravenna của Italy. Trong năm 2010, nó gây nên dịch sốt dengue tại Pháp và Croatia.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News