Muối có thực sự làm cho nước sôi nhanh hơn bình thường hay không?

Theo một câu chuyện dân gian ngày xưa, có một người vợ nọ trong khi nấu ăn cô nhận thấy khi cho thêm muối vào nồi nước đặt trên bếp thì thấy nước sôi nhanh hơn bình thường. Vậy muối có làm cho nước sôi nhanh hơn hay không?

"Câu chuyện này là có thật, nhưng sự khác biệt giữa chúng là không đáng kể" - một chuyên gia có trả lời với trang báo Live Science.

Nếu có xảy ra, sự khác biệt về thời gian đun sôi chỉ đơn thuần là vài giây.

"Nếu cho thêm 1 thìa muối (chưa đến 3 gram) vào 1 lít nước, sẽ không khác nhiều so với khi bạn đun nước bình thường" - Lesley-Ann Giddings - một trợ lý giáo sư khoa hóa học và hóa sinh tại trường Đại học Middlebury ở Vermont cho biết.

"Chuyển đổi: Nếu có xảy ra, sự khác biệt về thời gian đun sôi chỉ đơn thuần là vài giây" - Giddings nói thêm.

Phải mất khá nhiều năng lượng để có thể đun sôi nước được. Thực tế, bạn cần 1 calorie năng lượng để làm nóng 1g nước lên 1 độ C (1,8 độ F).

"Để đun sôi nước, áp suất hơi của nó phải bằng với áp suất khí quyển. Đó chỉ là một phần trong việc giải thích lý do rằng tại sao nước đun sôi trên đỉnh núi Everest lại có nhiệt độ thấp hơn so với nước đun sôi ở mực nước biển. Là do có ít không khí hoặc áp suất thấp hơn, đẩy nước trên đỉnh núi có độ cao 8.800m (29.000 ft) xuống" - Giddings cho biết.

"Tuy nhiên, chúng ta có thể hình dung một ấm nước được đặt trên bếp lửa tại mực nước biển. Khi cho thêm muối vào, nó sẽ làm cho các phân tử nước khó thoát hơi ra khỏi ấm nước và chuyển vào giai đoạn khí, điều này làm cho nước sôi. Vì vậy, nước muối sẽ sôi ở nhiệt độ cao hơn" - Giddings nói thêm.

"Có rất nhiều câu trả lời giải thích cho điều đó" - Giddings lưu ý.

Nhiệt độ nước mặn trở nên nóng nhanh hơn so với nước tinh khiết.

Cô giải thích rằng: "Nhiệt dung - lượng nhiệt cần dùng để làm tăng nhiệt độ của một chất lên 1 độ C - nước ngọt sẽ thấp hơn so với nước mặn. Điều này có nghĩa là nước mặn không kháng lại với sự thay đổi nhiệt độ như nước ngọt, nói một cách khác, ít tỏa nhiệt hơn nên làm tăng nhiệt độ nước mặn lên 1 độ C so với nước ngọt".

"Nhiệt độ nước mặn trở nên nóng nhanh hơn so với nước tinh khiết. Tuy nhiên, nó vẫn có nhiệt độ sôi cao hơn, và khối lượng lớn hơn khi cho thêm muối vào cùng một khối lượng nước. Do vậy, không có nghĩa là nước mặn sôi nhanh hơn" - Giddings khẳng định.

Bạn sẽ phải cho thêm rất nhiều muối vào trong nước thì mới có thể thấy rõ được sự khác biệt trong việc mất ít thời gian hơn để đun sôi nước mặn.

Nhưng câu chuyện lại thay đổi rằng nếu cho hai lượng nước khác nhau - nghĩa là nếu bạn cho một lượng nước ít hơn vào một chiếc ấm rồi cho thêm nhiều muối hơn. Tưởng tượng rằng có 2 ấm nước: ấm A và ấm B. Ấm A được đổ 100g nước trong khi ấm B chỉ có 80g nước20g muối.

100g nước trong ấm A sẽ có nhiệt dung cao hơn, nghĩa là nó đòi hỏi một số lượng năng lượng đáng kể để nước trong ấm có thể sôi được. Ngược lại, muối trong ấm B được hòa tan và muối hòa tan lại có nhiệt dung thấp hơn so với nước tinh khiết, theo một bài viết của Mike Dammann, người quản lý Quá trình Vô cơ tại Viện nghiên cứu Tây Nam ở San Antonio, Texas.

"Hơn nữa, ấm B chỉ có 80g nước, ít nước phải làm nóng hơn nồi A. 20% nước mặn sẽ được làm nóng nhanh hơn khoảng 25% nước tinh khiết và có tốc độ sôi nhanh hơn" - Dammann có viết trong một lời giải thích trên mạng.

"Vì vậy, ấm B sẽ sôi nhanh hơn ấm A vì nó chứa ít nước và nhiều muối hơn" Dammann khẳng định.

"Nhưng dung dịch nước với 20% muối là khá mặn, nước biển cũng chỉ chứa có 3,5% muối. Hầu hết, mọi người không thể dùng nước biển để nấu ăn được vì nó quá mặn" Giddings cho biết.

"Thực sự, bạn sẽ phải cho thêm rất nhiều muối vào trong nước thì mới có thể thấy rõ được sự khác biệt trong việc mất ít thời gian hơn để đun sôi nước mặn" - Giddings cho biết.

Để hiểu rõ hơn, hãy xem thí nghiệm thời gian sôi giữa nước tinh khiết và nước mặn:

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thị trấn

Thị trấn "hỏa ngục" cháy suốt hơn 60 năm

Đám cháy kéo dài hàng chục năm đã biến thị trấn mỏ Centralia từ một nơi sôi động thành địa ngục hoang tàn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?

Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

Đăng ngày: 17/04/2025
6 công dụng bạn không thể ngờ của

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"

Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Đăng ngày: 17/04/2025
Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?

Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

Đăng ngày: 17/04/2025
15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm

15 món nên ăn để lấy may trong ngày đầu năm

Theo quan niệm người Việt, đầu năm nếu ăn những món dưới đây sẽ mang lại may mắn cho cả năm.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sự thú vị của những con số trong toán học ít ai biết tới

Sự thú vị của những con số trong toán học ít ai biết tới

Cùng khám phá những điều thú vị về các con số dưới một góc nhìn hoàn toàn mới để có những khám phá thú vị về toán học và các con số.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại

Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News