Muỗi khổng lồ Bắc Cực tăng trưởng mạnh nhờ biến đổi khí hậu

Nhiệt độ ấm dần lên tại Bắc Cực đang giúp cho loài muỗi khổng lồ tại đây sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ về số lượng, tiềm ẩn nguy cơ trở thành đại dịch trong tương lai gần.

Muỗi Bắc Cực ngày càng to và phát triển hơn do biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu nhận ra rằng, nếu nhiệt độ Bắc Cực tăng 2 độ C, tỷ lệ muỗi có điều kiện sống sót tới khi trưởng thành sẽ tăng hơn 53%. Điều này có nghĩa rằng, loài muỗi Bắc Cực khổng lồ sẽ ngày càng sinh sôi, nảy nở mạnh mẽ hơn trong tự nhiên và tác động lớn hơn tới con người lẫn các sinh vật sống quanh vùng.

Muỗi khổng lồ Bắc Cực tăng trưởng mạnh nhờ biến đổi khí hậu
Loài muỗi khổng lồ Bắc Cực có kích thước khá lớn.

Loài muỗi đang gia tăng với số lượng lớn tại đảo Greenland, nơi nghiên cứu được thực hiện. Nhiệt độ tăng lên đã thúc đẩy loài muỗi Bắc Cực to lớn phát triển nhanh hơn. Dẫu rằng, các báo cáo về loài muỗi khổng lồ này tương đối hiếm.

Bầy muỗi đông đảo và di chuyển thành từng đàn lớn tạo nên nỗi kinh hoàng cho những người dân sống ở gần vùng cực. Chưa tính đến những tác động tới con người, các loài động vật ở trong khu vực thường là đối tượng phải chịu đựng nhiều nhất.

Loài tuần lộc Caribu là con mồi chính của đàn muỗi khát máu trong vùng lãnh nguyên thưa thớt ở phía Tây đảo Greendland. Có tới hàng trăm ngàn con muỗi thi nhau hút máu của con tuần lộc con cho tới khi chúng kiệt sức vì mất máu và chết vì đói. Bên cạnh đó, con người và các loài động vật có vú khác cũng nằm trong "thực đơn" của chúng.

Muỗi khổng lồ Bắc Cực tăng trưởng mạnh nhờ biến đổi khí hậu
Loài tuần lộc Caribu. (Ảnh Internet).

Nhà khoa học chính của nghiên cứu, Lauren Culler, cho biết: "Lũ muỗi khiến cho những con tuần lộc Caribu phải bỏ chạy. Chúng phải chạy tới các đỉnh núi lộng gió hoặc chạy tới các vùng tuyết phủ để tránh sự phiền toái từ loài muỗi".

Các nghiên cứu thấy rằng, kể từ khi băng tan nhanh hơn, loài muỗi đã có thêm nơi trú ẩn vô cùng tuyệt vời để sinh sôi và nảy nở. Không chỉ có sự tác động từ sự thay đổi các mùa, các nhà khoa học khẳng định rằng nhiệt độ ấm hơn đang là cơ hội tuyệt vời giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của loài muỗi.

Loài muỗi dễ bị tổn thương nhất trong giai đoạn đầu đời bởi chúng là thức ăn của loài bọ cánh cứng biết bơi. Nếu quá trình lột xác thành muỗi diễn ra nhanh hơn, chúng sẽ có cơ hội sống sót khỏi kẻ thù. Và một trong những yếu tố đẩy nhanh quá trình này chính là nhiệt độ môi trường.

Muỗi khổng lồ Bắc Cực tăng trưởng mạnh nhờ biến đổi khí hậu
Sự đông đảo của loài muỗi Bắc Cực khi trời ấm hơn.

Liên minh chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) dự báo, Trái Đất nhiều khả năng sẽ có thể ấm lên thêm 2 - 6 độ C trước cuối thế kỷ 21 này. Và hai cực của Trái Đất là nơi mà tình trạng ấm lên này diễn ra tồi tệ hơn.

Theo nhà khí hậu Michael E.Mann viết trên tạp chí Scientific American năm ngoái: "Nếu chúng ta tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch với tốc độ như hiện nay, chúng ta có thể chạm ngưỡng tăng 2 độ C trước năm 2036".

Một lần nữa vấn đề biến đổi khí hậu do chính con người gây nên lại đang là kẻ tiếp tay cho những hiểm họa rình rập tương lai và sự sống của loài người trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài kiến đặc biệt biết trồng cây để làm tổ trên đảo Fiji

Loài kiến đặc biệt biết trồng cây để làm tổ trên đảo Fiji

Trên những cành cây um tùm ở đảo Fiji, loài kiến Philidris nagasau đang thực hiện những công việc nhà nông đáng kinh ngạc.

Đăng ngày: 30/12/2016
Những điều bạn chưa biết về cây húng chanh

Những điều bạn chưa biết về cây húng chanh

Cây húng chanh không chỉ là một loại rau gia vị thơm ngon mà còn là thảo dược quen thuộc với người Việt Nam.

Đăng ngày: 28/12/2016
Nhân sâm ngâm rượu 7 năm bỗng nở hoa xanh biếc

Nhân sâm ngâm rượu 7 năm bỗng nở hoa xanh biếc

Một người dân Trung Quốc bất ngờ phát hiện củ nhân sâm dài 21 cm, ngâm trong bình rượu 7 năm bỗng nở chùm hoa màu xanh.

Đăng ngày: 27/12/2016
Vi khuẩn từ đáy đại dương giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Vi khuẩn từ đáy đại dương giúp điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Loại thuốc nhạy cảm với ánh sáng được tạo từ vi khuẩn đáy biển sẽ được tiêm vào mạch máu người bệnh để điều trị ung thư tuyến tiền liệt mà không cần phải phẫu thuật.

Đăng ngày: 27/12/2016
Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Sự thật thú vị về cây ngải cứu

Ngải cứu là loài cây quen thuộc và được trồng rộng rãi, đồng thời là loại cây gia vị được dùng nhiều trong các món ăn của người Việt Nam.

Đăng ngày: 26/12/2016
Linh chi nhung hươu nghìn năm ở Trung Quốc

Linh chi nhung hươu nghìn năm ở Trung Quốc

Một nông dân Trung Quốc phát hiện cây linh chi ước tính 1.000 năm tuổi trong rừng nguyên sinh quốc gia ở tỉnh Sơn Đông.

Đăng ngày: 25/12/2016
Vì sao cây thông có hình chóp?

Vì sao cây thông có hình chóp?

Cây thông cũng như nhiều loài cây thường xanh khác như vân sam, linh sam có dạng hình chóp để chống chịu tác động của gió, tuyết và ánh sáng trong môi trường sống.

Đăng ngày: 21/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News