Muốn học nhanh? Hãy cử động những bộ phận trên cơ thể

Vung vẩy cánh tay, uốn éo các ngón tay và sải bước quanh phòng có thể giúp bạn học nhanh hơn. Vậy cơ chế hoạt động của nó là như thế nào?

Đã bao giờ bạn gặp phải khó khăn nào chưa? Học một kĩ năng mới? Nắm bắt một khái niệm khó nhằn? Ngôn ngữ trong việc học có liên quan nhiều đến các bộ phận trên cơ thể con người, không kể não bộ. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn, nhanh hơn, và nhớ lâu hơn nếu bài học có sử dụng cả cơ thể lẫn trí óc – cho dù nó chỉ là cử chỉ của cánh tay hay sự di chuyển quanh căn phòng. Sự hiểu biết sâu sắc này có thể nâng cao được việc dạy và học trong tương lai không? Và nó có ảnh hưởng đến cách mà công nghệ được sử dụng trong lớp học không?

Trong một vài trường hợp, ý tưởng về việc cơ thể có thể trợ giúp cho việc học là không đáng ngạc nhiên. Xem xét lại rằng nhiều người trong chúng ta cũng bắt đầu học số học cơ bản bằng việc đếm các ngón tay trước khi học bằng cách đếm ngầm trong đầu.

“Trong quá khứ, mọi người tranh cãi rằng khi chúng ta học chúng ta có khả năng suy nghĩ trừu tượng hơn”, Andrew Manches, giảng viên, nhà tâm lý học tại trường đại học Edinburgh, Anh cho hay. Người ta thường nghĩ rằng, giáo viên nên giúp trẻ em từ bỏ thói quen dùng các đồ vật và điệu bộ cơ thể để chuẩn bị cho chúng bước vào thế giới của người lớn. Nhưng thật ra, thế giới vật chất không bao giờ thực sự rời khỏi suy nghĩ của chúng ta. Thậm chí ngay cả những khái niệm trừu tượng cũng có nền tảng trong thế giới thực.

Muốn học nhanh? Hãy cử động những bộ phận trên cơ thể

Cơ thể và trí óc

Lý thuyết này được gọi là nhận thức thể hiện, và nó cho thấy những gì trong trí óc chúng ta đều bắt nguồn từ hành động và sự tương tác với thế giới xung quanh. Điều này có nghĩa rằng, khuyến khích trẻ em nghĩ và học theo cách trừu tượng khiến chúng gặp khó khăn trong việc hiểu và nhớ bài.

Khoa học bắt đầu ủng hộ ý tưởng hành động to hơn lời nói trong lớp học. Ông Spencer Kelly, nhà tâm lý học tại trường đại học Colgate ở Hamilton, Mỹ, đã phát hiện ra rằng khi con người tình cờ nhận một thông tin, họ giành thời gian gấp 3 lần để khoa tay múa chân nếu họ nghĩ điều đó là quan trọng. Điều này cho thấy rằng ngay cả khi ở trong vô thức, chúng ta vẫn đánh giá cao giá trị giao tiếp của ngôn ngữ cơ thể. Ông Kelly cũng tìm ra bằng chứng chứng tỏ rằng học sinh thích giáo viên dùng cánh tay hoặc sự di chuyển của bàn tay để nhấn mạnh vấn đề hơn.

Nhiều cuộc nghiên cứu cũng đã chỉ ra, trẻ em học nhanh hơn nếu giáo viên của họ sử dụng cử chỉ, điệu bộ khi giải thích một khái niệm. Trong khi đó, cô Susan Wagner Cook, nhà tâm lý học tại trường đại học Lowa ở thành phố Lowa, đã chỉ ra việc trẻ em hiểu một khái niệm mới nhanh hơn nếu chúng được yêu cầu lặp lại những cử chỉ mà giáo viên đã sử dụng. Học sinh sẽ nhớ những bài học bao gồm lời nói và cử chỉ lâu hơn những bài học chỉ có giảng giải không.

Tăng cường hành động?

Theo như những gì đã được làm sáng tỏ, có thể kết luận rằng giáo viên và học sinh nên nhảy lên nhảy xuống, hoặc vung vẩy cánh tay như cối xay gió suốt giờ học. Tuy nhiên, ông Manches khuyên rằng nên thận trọng. Vấn đề là khoa học vẫn chưa tìm hiểu một cách chính xác cơ thể và trí óc ảnh hưởng đến công việc như thế nào. “Bạn không thể nhảy vào giai đoạn dự đoán và can thiệp quá sớm”.

Không thể nói rằng, đây là những lý thuyết không khả dụng vì những gì đang diễn ra, đặc biệt là khi hiểu được tại sao cử chỉ giúp thông tin nằm lâu trong não bộ, cô Cook nói. Những bài học chúng ta học ở trường luôn liên quan đến trí nhớ tường thuật – chúng ta có thể nhớ lại và tường thuật lại một cách có ý thức vài ngày sau đó. Nhưng một vài người trong chúng ta không có trí nhớ tường thuật – chúng ta có thể nhớ nhưng không thể giải thích tại sao. Ví dụ cơ bản là chúng ta không bao giờ quên cách lái xe. Sự chuyển động cơ thể dường như chỉ phù hợp với “trí nhớ không tường thuật”. Và bằng cả lời nói lẫn hành động, chúng ta có thể khuyến khích não bộ tạo ra hai dạng nhớ độc lập của cùng một sự kiện, làm tăng khả năng nhớ lâu.

Dù nhà nghiên cứu Manches và Cook vẫn miễn cưỡng đưa ra những hướng dẫn mang tính nguyên tắc cho các giáo viên, nhưng sự cảnh báo của họ đang trở nên yếu dần. Cô Cook nói: “Năm năm trước, tôi phải nói rằng nó thực sự có khả năng gây hại nếu yêu cầu giáo viên làm theo hướng dẫn trong nghiên cứu này. Bây giờ, cô ấy đã ít lo lắng về khả năng gây hại của nó – một phần vì không có một cuộc nghiên cứu nào khác của cô ấy cho đến nay phát hiện ra bất kì một bằng chứng nào về tác dụng phụ bất lợi".

“Trong những cuộc nghiên cứu kiểm tra tầm quan trọng của cử chỉ, điệu bộ, chúng tôi phát hiện ra rằng nó thực sự có hiệu quả”, cô ấy nói. “Ngay cả trong những cuộc thử nghiệm mà chúng tôi nghĩ rằng cử chỉ sẽ không có tác dụng”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News