Muốn sống lâu hơn? Các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy đến viện bảo tàng nghệ thuật

Một báo cáo khoa học mới xuất bản đã chỉ ra rằng: Một chuyến đi tới rạp hát, bảo tàng hay phòng triển lãm sẽ giúp bạn sống lâu hơn. Và nếu bạn đi càng thường xuyên thì sẽ càng có hiệu quả.

Báo cáo đó đến từ Trường Đại Học và Cao Đẳng Luân Đôn (UCL). Nó chỉ ra rằng những người tiếp xúc với nghệ thuật thường xuyên, mỗi vài tháng hoặc nhiều hơn, sẽ có 31% cơ hội sống lâu hơn so với những người không tiếp xúc. Cho dù chỉ đến rạp hát hay bảo tàng một hoặc hai lần một năm cũng đã có hơn 14% cơ hội kéo dài tuổi thọ.

Để tìm ra được đáp án này, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 6.000 người trưởng thành ở Anh có độ tuổi 50 hoặc hơn. Dữ liệu này đến từ một nghiên cứu lớn hơn có liên quan về lão hóa.

"Các hành vi như hút thuốc, uống rượu và rèn luyện cơ thể là những yếu tố rõ ràng ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong. Nhưng các hoạt động nhàn hạ và thú vị, mà mọi người không bao giờ nghĩ sẽ ảnh hưởng tới cơ thể, lại góp phần nâng cao sức khỏe và sự bền bỉ", Daisy Fancourt nói, một giáo sư tại Sở Nghiên cứu Khoa học Hành vi và Sức khỏe thuộc trường UCL. Bà đồng thời là tác giả của bản báo cáo mà chúng ta đang nói đến.

Muốn sống lâu hơn? Các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy đến viện bảo tàng nghệ thuật
Viện bảo tàng.

Mức độ thường xuyên một cá nhân tiếp xúc với nghệ thuật - bao gồm các hành động như thăm phòng triển lãm, tham gia hòa nhạc và nghe opera nhưng không gồm đi xem phim - được tính toán từ khi nghiên cứu bắt đầu vào 2004 và kết thúc vào 2005. Các đối tượng nghiên cứu tiếp tục được theo dõi trong 12 năm tiếp theo. Trong khoảng thời gian này, thông qua dữ liệu lấy từ Dịch Vụ Y Tế Trung Ương (NHS) thuộc Vương Quốc Anh, bất kì ca tử vong nào xảy ra đều sẽ được ghi lại.

Nguyên nhân của hiện tượng này?

Bản báo cáo dò xét một loạt các yếu tố về kinh tế, sức khỏe và xã hội để cố gắng giải thích mối liên hệ giữa nghệ thuật và sự trường thọ. Theo nó, một phần nguyên nhân là do sự khác biệt ở đẳng cấp kinh tế và vị trí xã hội giữa những người tiếp xúc và không tiếp xúc với các hoạt động nghệ thuật.

Họ tìm ra rằng sự giàu có giải thích khoảng 9% các trường hợp của hiện tượng này. Những yếu tố khác như nhận thức, hoạt động xã hội và đoàn thể, sức khỏe tâm lý, sự năng động, tình trạng tàn tật và sự thiếu thốn cũng góp phần ảnh hưởng. Còn thời gian rảnh và tình trạng công việc không tạo ra tác động vật chất nào, Fancourt nói.

"Một phần nguyên nhân bắt nguồn từ sự khác biệt tình trạng kinh tế xã hội. Điều này tương đồng với các nghiên cứu khác cũng nói rằng mức độ tiếp xúc với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật tùy thuộc vào tình trạng xã hội", báo cáo ghi.

Tuy nhiên, Fancourt lại nói: "Hơn một nửa các trường hợp lại không rơi vào những nguyên nhân mà chúng tôi đã xác định".

Muốn sống lâu hơn? Các nhà nghiên cứu khuyên bạn hãy đến viện bảo tàng nghệ thuật
Một buổi hòa nhạc.

Bà nói rằng tiếp xúc với nghệ thuật có khả năng giảm bớt áp lực và hỗ trợ sự sáng tạo, khiến cho con người dễ dàng thích ứng với sự thay đổi hoàn cảnh. Nó đồng thời giúp con người xây xựng vốn xã hội, có được sự ủng hộ tinh thần và đạt được tri thức, dẫn đến một quá trình lão hóa tốt đẹp hơn.

"Chúng tôi đã nghĩ rằng mục đích sống cao cả hơn cũng có thể là một nguyên nhân", bà nói. "Kết hợp báo cáo này cùng những bằng chứng đã có, chúng ta đang dần khám phá ra nghệ thuật có lợi cho sức khỏe đến như thế nào. Không chỉ như thế, nó còn có thể có nhiều lợi ích khác và giúp cho những con người đã khỏe mạnh sống càng lâu hơn."

Báo cáo trên đã không xem xét các hoạt động tham dự vào nghệ thuật. Tuy nhiên, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã nghiên cứu một lượng dữ liệu xuất bản đầu năm nay và khám phá ra rằng các hành động tiếp xúc, như thăm viện bảo tàng, và các hành động tham dự, như hát trong một dàn hợp xướng, đều có lợi cho sức khỏe.

Biên tập viên của báo cáo trên nói rằng mọi người xứng đáng có cơ hội để tham gia hoặc tiếp xúc với các hoạt động văn hóa nghệ thuật và bản báo cáo đã nâng cao mối lo ngại về sự suy giảm các môn học nghệ thuật ở trường học.

"Các chuyên viên lâm sàng đã đọc bản báo cáo này có lẽ sẽ nhìn nhận được giá trị của nghệ thuật, nhưng họ cũng sẽ nghi ngờ tại sao sự tiếp xúc với văn hóa nghệ thuật lại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe", biên tập viên nói.

"Đã có rất nhiều nghiên cứu khẳng định các hoạt động nghệ thuật có tác động tích cực đến sinh lý thần kinh. Tuy nhiên, tác giả của báo cáo trên cảnh báo rằng chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều hơn để đảm bảo sự tồn tại của mối liên hệ giữa nghệ thuật và sức khỏe".

Loading...
TIN CŨ HƠN
6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới

6 giao lộ thiết kế như mê cung nổi tiếng thế giới

Sự chồng chéo các đường lượn, đường thẳng hay xoắn ốc khiến loạt giao lộ ở Mỹ, Nhật Bản, Anh... được ví như nỗi “kinh hoàng” đối với tài xế lần đầu trải nghiệm.

Đăng ngày: 26/12/2019
Tiên đoán của nhà tiên tri Nostradamus về vận mệnh thế giới năm 2020

Tiên đoán của nhà tiên tri Nostradamus về vận mệnh thế giới năm 2020

Những lời tiên đoán sấm truyền đáng sợ của nhà tiên tri Nostradamus là chủ đề tranh cãi trong hàng thế kỷ và trong bối cảnh thế giới sắp bước sang năm mới 2020, những lời tiên tri này một lần nữa xuất hiện.

Đăng ngày: 25/12/2019
Khoa học giải thích tại sao trẻ em vẫn tin vào Ông già Noel

Khoa học giải thích tại sao trẻ em vẫn tin vào Ông già Noel

Một kỳ Giáng Sinh nữa lại sắp đến, mang theo nhiều câu chuyện kể huyền bí, câu chuyện về Ông già Noel hay “Santa Claus” nổi tiếng cũng không phải ngoại lệ.

Đăng ngày: 25/12/2019
Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?

Người ta làm gì với thảm cỏ nhân tạo bỏ đi?

Thảm cỏ nhân tạo hiện phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên một điều ít ai để ý là xử lý những thảm cỏ hư hỏng, hết đát ra sao để không hại đến môi trường?

Đăng ngày: 25/12/2019
Kỹ sư tên lửa:

Kỹ sư tên lửa: "Nỏ thần" An Dương Vương hoạt động giống tên lửa container?

Đầu tháng 12 vừa qua, kỹ sư tên lửa Vũ Đình Thanh đã gửi tờ khai đến Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) để đăng ký phát minh sáng chế mang tên: “Nỏ bắn nhiều tên, lực nỏ tác dụng vào ống tên, trong ống có nhiều mũi tên nhỏ”.

Đăng ngày: 24/12/2019
A-GPS là gì? Nó hoạt động như thế nào?

A-GPS là gì? Nó hoạt động như thế nào?

Assisted GPS or Augmented GPS (thường được viết tắt là A-GPS hoặc aGPS) là một hệ thống để giúp giảm thời gian khởi động và bắt đầu định vị của thiết bị GPS.

Đăng ngày: 24/12/2019
Phát hiện chưa từng có bên trong lõi Trái đất

Phát hiện chưa từng có bên trong lõi Trái đất

Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng một lớp sắt tuyết được hình thành và tích tụ lõi bên trong của Trái đất.

Đăng ngày: 24/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News