Mỹ cấp phép vắc xin đầu tiên trên thế giới dành cho ong mật

Loại vắc xin đầu tiên trên thế giới dành cho ong mật đã làm dấy lên hy vọng về một phương pháp mới chống lại những căn bệnh tàn phá các đàn ong.

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã cấp giấy phép có điều kiện cho một loại vắc xin do Công ty công nghệ sinh học Dalan Animal Health sản xuất để giúp bảo vệ ong mật khỏi bệnh tật.

Mỹ cấp phép vắc xin đầu tiên trên thế giới dành cho ong mật
Vắc xin này là một bước đột phá trong việc bảo vệ loài ong mật.

Annette Kleiser, Giám đốc điều hành của Dalan Animal Health cho biết: "Vắc xin của chúng tôi là một bước đột phá trong việc bảo vệ loài ong mật. Chúng tôi sẵn sàng thay đổi cách chăm sóc côn trùng, tác động đến quá trình sản xuất lương thực trên quy mô toàn cầu".

Loại vắc xin này ban đầu sẽ được cung cấp cho những người nuôi ong thương mại, nhằm hạn chế căn bệnh thối ấu trùng châu Mỹ do vi khuẩn Paenibacillus larvae gây ra, có thể làm suy yếu và giết chết tổ ong. Hiện nay, chưa có cách chữa trị căn bệnh này, do đó, khi đàn ong mắc bệnh, những người nuôi ong phải đốt tổ ong và sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự lây lan.

Keith Delaplane, nhà côn trùng học tại Đại học Georgia (Mỹ), người đã hợp tác với Dalan để phát triển vắc xin, cho biết: "Đó là điều mà những người nuôi ong có thể dễ dàng nhận ra vì căn bệnh này sẽ biến ấu trùng thành màu hơi đục, không còn nếp nhăn và thối rữa".

Vắc xin hoạt động bằng cách kết hợp một số vi khuẩn trong sữa ong chúa do ong thợ tiết ra để nuôi ong chúa và ấu trùng ong chúa. Ấu trùng ong chúa sau đó có khả năng miễn dịch với vi khuẩn Paenibacillus khi chúng nở ra. Các nghiên cứu của Dalan cho thấy, cơ chế hoạt động này của vắc xin sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong do bệnh thối ấu trùng châu Mỹ.

Công ty Dalan Animal Health cho biết, với bước đột phá này, họ có thể tìm ra vắc xin ngừa các bệnh khác trên loài ong.

Nhiều loài ong hoang dã đang suy giảm đáng báo động, do mất môi trường sống, ảnh hưởng do con người sử dụng thuốc trừ sâu và khủng hoảng khí hậu. Điều này làm dấy lên lo ngại về cuộc khủng hoảng toàn cầu về số lượng côn trùng, đe dọa hệ sinh thái, an ninh lương thực và sức khỏe của con người.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ruồi giấm đực ngăn con cái tìm bạn tình khác nhờ 

Ruồi giấm đực ngăn con cái tìm bạn tình khác nhờ "thuốc ngủ"

Ruồi giấm đực tiêm một loại chất hóa học cho con cái khiến nó không thể dậy sớm để ghép cặp với con đực khác vào buổi sáng.

Đăng ngày: 01/01/2023
Cây quất mộc căn là gì?

Cây quất mộc căn là gì?

Quất mộc căn là loại cây cảnh đang được nhiều người săn lùng về chơi Tết 2023 bởi dáng thế độc lạ của những bộ rễ nhô hẳn lên khỏi mặt đất.

Đăng ngày: 01/01/2023
Top 5 loài hoa kỳ lạ nắm giữ kỷ lục của thế giới tự nhiên

Top 5 loài hoa kỳ lạ nắm giữ kỷ lục của thế giới tự nhiên

Thế giới của các loài hoa cũng rất đa dạng khi có những bông hoa khổng lồ cao tới 4m nhưng cũng có những loài mà cả cụm hoa, kích thước chỉ đạt 1 mm.

Đăng ngày: 30/12/2022
Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não

Loại thảo mộc được sử dụng trong nấu ăn có tác dụng giảm kích thước khối u đến 85%, ngăn ngừa lão hóa não

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hương thảo ức chế sự phát triển của khối u bằng cách ngăn chặn các tế bào ung thư sao chép.

Đăng ngày: 30/12/2022
Đi tìm phương pháp chữa bệnh ở những nơi bẩn nhất

Đi tìm phương pháp chữa bệnh ở những nơi bẩn nhất

Nước thải, nguồn nước bị ô nhiễm và các môi trường đầy mầm bệnh khác là nguồn vô tận để các thể thực khuẩn mới tiến hóa...

Đăng ngày: 29/12/2022
Phát hiện muỗi mang đột biến kháng thuốc diệt côn trùng tại Việt Nam và Campuchia

Phát hiện muỗi mang đột biến kháng thuốc diệt côn trùng tại Việt Nam và Campuchia

Các nhà khoa học Nhật Bản cho biết đã phát hiện giống muỗi có khả năng “siêu kháng” ở châu Á.

Đăng ngày: 29/12/2022
Độc đáo: Hoa nghệ tây được trồng trong container

Độc đáo: Hoa nghệ tây được trồng trong container

Bên cạnh việc trồng hoa nghệ tây truyền thống, một kỹ sư phần mềm Ấn Độ đã nghĩ ra cách trồng chúng trong container và đã bắt đầu cho thu hoạch.

Đăng ngày: 28/12/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News