Mỹ: Cháy rừng thiêu rụi 136 ngôi nhà
Trận cháy rừng lớn ở các vùng quanh hẻm núi Fourmile, gần thị trấn Boulder, bang Colorado, Mỹ, thiêu rụi ít nhất 136 ngôi nhà. Đây là trận hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nhất trong lịch sử bang này.
Theo AP, diện tích ngọn lửa kéo dài trong một vùng khoảng 25km2, hơn 3.500 người dân phải di tản, bốn người mất tích khi cố ở lại để bảo vệ tài sản. Đến hôm nay 9-9, vẫn chưa có thông báo thiệt mạng hay thương vong nào và nguyên nhân vụ cháy vẫn đang được điều tra.
Nguy cơ phát sinh nhiều đám cháy nhỏ khác có thể lan tràn. Bảy trong số 19 thùng khí lớn dùng để chữa cháy đã được gửi tới Colorado. Ít nhất hai thùng đã được sử dụng tại đám cháy. Ngọn lửa ở miền tây Boulder này chỉ diễn ra trong diện tích không lớn nhưng lại ở ngay đúng khu vực đông dân cư sinh sống nên gây thiệt hại lớn.
Trong vụ cháy rừng năm 2002 - "kỉ lục" cháy rừng ở Colorado có diện tích tới 526km2 nhưng do diễn ra trong một khu vực hẻo lánh nên chỉ thiêu hủy 133 căn nhà.
Các nhân viên cứu hỏa đã tận dụng thời tiết mát mẻ và mưa nhẹ để chữa cháy nhưng chính quyền thừa nhận họ không xử lý tốt vụ việc. AP cho biết hơn 300 nhân viên cứu hỏa đang có mặt tại hiện trường và số khác đang trên đường đến. Bên cạnh việc chữa cháy, họ còn gặp nhiều chướng ngại khác trong công việc như tránh các đường dây điện bị đứt, các đống đổ nát, khí và khói độc phát sinh từ đám cháy và đám rắn chuông di tản khắp nơi khỏi khu rừng. Điều kiện hiện tại vẫn còn nguy hiểm để người dân trở về và kiểm tra tình trạng nhà cửa.
Dưới đây là những hình ảnh về vụ hỏa hoạn:
Máy bay phun hóa chất chống cháy lên các tòa nhà đề phòng lửa lan (Ảnh: AFP)
Một nhân viên cứu hỏa tại đám cháy vào đêm 7-9 (Ảnh: AFP)
Máy bay phun nước lên những cánh rừng lân cận đám cháy (Ảnh: Getty Images)
Hiện trường một vụ cháy chụp từ trực thăng trên cao (Ảnh: Getty Images)
Khói bốc lên khắp đỉnh núi sau vụ cháy (Ảnh: Getty Images)

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Sự thật về những chiếc cốc giấy dùng 1 lần
Các loại cốc giấy dùng 1 lần đang được rất nhiều người ưa dùng vì tính tiện dụng và nhanh gọn. Song sự thật về chúng không phải ai cũng biết.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.
