Mỹ chế tạo tên lửa mạnh nhất thế giới
NASA đã giới thiệu một dự án chế tạo một loại tên lửa lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử du hành vũ trụ. Tên lửa này có thể đưa những con tàu vũ trụ không chỉ lên quỹ đạo của Trái đất mà còn tới các hành tinh khác trong hệ Mặt trời.
>>> Tên lửa không gây thương vong ra đời
Đó là dự án mang tên Hệ thống phóng tàu không gian (Space Launch System viết tắt SLS), với nội dung thiết kế chế tạo 2 loại tên lửa, một loại dành cho tàu có người lái và một loại chuyên vận tải các vật tư, máy móc thiết bị lên không gian.
Theo trang Rbc, tên lửa có người lái và tên lửa chuyên chở SLS này so với tên lửa cực mạnh Saturn V đã từng đưa các nhà du hành vũ trụ Mỹ lên Mặt trăng có sức đẩy lớn hơn lần lượt là 10% và 20%.
Bước đầu họ sẽ chế tạo tên lửa cải tiến “chở khách” chuyên dùng để lắp đặt dưới loại tàu chở người đa dụng (Multi-Purpose Crew Vehicle, gọi là Orion), để thay thế chương trình Tàu con thoi đã quyết định chấm dứt. Tên lửa này có tải trọng 70 tấn, trang bị bộ phận gia tốc dùng nhiên liệu rắn và hệ thống cứu hộ phi hành đoàn trong trường hợp sự cố khi bắt đầu phóng.
Loại thứ hai- tên lửa chuyên chở, có tải trọng lên tới 130 tấn, bộ phận gia tốc có thể dùng nhiên liệu rắn hoặc nhiên liệu lỏng. NASA lưu ý rằng tên lửa chuyên chở mạnh nhất mới chỉ đưa lên quỹ đạo thấp quanh Trái đất một tải trọng dười 25 tấn.
Trong các tên lửa SLS sẽ áp dụng nguyên lý môđun. Điều đó có nghĩa là họ sẽ chế tạo riêng từng bộ phận tiêu chuẩn hoá từ cầu thang, bộ phận gia tốc, động cơ,… sau đó lắp ráp tuỳ theo nhiệm vụ đặt ra, nhờ vậy sẽ tiết kiệm được nhiều phương tiện khi chuẩn bị phóng và giảm đáng kể các chi phí cũng như thời gian chế tạo. Tổng giám đốc NASA, Charles Bolden hứa tên lửa SLS đầu tiên sẽ được phóng vào năm 2017.
Theo thượng nghị sĩ Bill Nelson, người tham gia vào chương trình SLS, trong 5 năm tới, nhà nước sẽ cấp một kinh phí là 18 tỷ đôla cho dự án. Số tiền này chỉ dùng để nghiên cứu và thử nghiệm tên lửa, chưa bao gồm các chi phí để sản xuất. Tổng kinh phí cho chương trình, theo một nguồn tin giấu tên sẽ tăng gấp đôi, lên tới 35 tỷ đôla.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
