Mỹ chia thiên thạch hiếm để nghiên cứu
Năm tổ chức khoa học Mỹ cùng nhau chia sẻ thiên thạch hiếm đã nổ tung trong một sự kiện cầu lửa trên bầu trời California (Mỹ) hồi năm ngoái.
Thiên thạch trên, được đặt tên Sutter’s Mill, có niên đại từ giai đoạn đầu tiên khi hệ mặt trời hình thành cách nay 4 đến 5 tỉ năm.
Một mẫu nhỏ thiên thạch Sutter’s Mill - (Ảnh: ĐH California)
Nó có kích cỡ một chiếc xe tải nhỏ khi đi vào khí quyển Trái đất vào ngày 22/4/2012, kèm theo tiếng nổ đinh tai gây chấn động một số bang của Mỹ. Sự kiện trên có thể được quan sát từ Sacramento, bang California, đến Las Vegas và một phần phía bắc bang Nevada.
Theo AP, Viện Smithsonian, một học viện nghiên cứu và bảo tàng viện của chính phủ Mỹ, đã cắt thiên thạch nặng 205g thành 5 mảnh và chia đều cho Bảo tàng Field tại Chicago; Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia của Smithsonian tại Washington; Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ tại New York; Đại học bang Arizona tại Tempe, Arizona và Đại học California tại Davis.
Các nhà khoa học đã lên kế hoạch sử dụng những mẫu thiên thạch này cho những dự án nghiên cứu, nhằm xác định tuổi thiên thạch và kết cấu hóa chất của nó.
Nhà sưu tầm tư nhân Robert Haag là người sở hữu thiên thạch trên và ông đã liên lạc với bà Meenakshi Wadhwa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thiên thạch thuộc Đại học bang Arizona. Về phần mình, bà đã liên lạc với các tổ chức khoa học để cùng chia sẻ mẫu vật quý hiếm này.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
