Mỹ công bố hình ảnh mới nhất về trái đất
Theo tin từ trang mạng Space của Mỹ, trái đất được gọi là “viên đạn màu xanh” chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của nó, hiện tại, hai thiết bị thăm dò đã chụp được những hình ảnh mới nhất của trái đất từ quỹ đạo mặt trăng, từ đó sẽ có một cánh nhìn toàn diện hơn về trái đất.
Thiết bị vẽ bản đồ khoáng vật mặt trăng (Moon Mineralogy Mapper) do cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chế tạo là thiết bị mang theo trên thiết bị thăm dò Chandrayaan-1 (thiết bị thăm dò mặt trăng đầu tiên của Ấn Độ), thiết bị này đã chụp được hình ảnh trái đất từ vị trí cách bề mặt mặt trăng 200Km. Tấm ảnh sai màu chụp nhanh này được chụp vào ngày 22/7 và được công bố vào ngày 3/8. Những hình ảnh chụp được giải thích thêm về nguồn gốc trái đất được gọi là “viên đạn màu xanh”.
Năm 1972, cảnh tượng mà tàu vũ trụ Apolo 17 chụp được là trái đất hình cầu màu xanh và khung cảnh mặt trời tối tăm tạo ra độ nét tương phản, vì thế được gọi là “viên đạn màu xanh”.
Thiết bị vẽ khoáng vật mặt trăng là một trong hai thiết bị của cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ được mang theo trên Chandrayaan-1, thiết bị này thực ra là thiết bị đo quang phổ thành hình, dùng để thu thập những đặc trưng địa hình bề mặt của mặt trăng với độ nét cao, từ đó hiểu sâu hơn về nguồn gốc và lịch sử của hành tinh lục địa Thái dương hệ và mặt trăng.
Ngoài ra, tháng 6/2009, vệ tinh cảm biến và quan sát miệng núi lửa Mặt trăng (LCROSS) đã chụp được hình ảnh mới nhất về trái đất từ quỹ đạo mặt trăng. Những tấm ảnh này được chụp vào ngày 1/8, dùng để hiệu chỉnh kiểm tra tình trạng của những thiết bị khoa học được phóng lên.
Tony Colaprete - nhà khoa học dự án LCROSS cho biết: “những thiết bị này ở trạng thái vận hành tốt, nhóm nghiên cứu khoa học có thể thu thập thêm được những số liệu khác để giúp cho việc tinh chỉnh các thiết bị”.
LCROSS có thể thăm dò những thông tin hóa học của nước, ozone, oxygen và methane, đồng thời còn chụp được những sự đặc trưng của thực vật trên trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
