Mỹ đưa vệ tinh do thám lên quỹ đạo
Tên lửa đẩy của Mỹ hôm qua được phóng đi để đưa một vệ tinh do thám quân sự lên quỹ đạo.
Tên lửa đẩy Atlas 5 mang theo vệ tinh NROL-67 được phóng đi từ Căn cứ Không quân Cape Canaveral vào lúc 17h45 (giờ GMT). Vệ tinh được đưa lên quỹ đạo nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Cơ quan Trinh sát Quốc gia Mỹ (NRO). NRO là đơn vị thiết kế, lắp đặt và điều hành các vệ tinh do thám của quốc gia này.
Tên lửa được trang bị một động cơ Centaur và 4 động cơ đẩy tên lửa dạng treo. Với cấu hình này, tên lửa Atlas 5 có thể mang theo trọng tải khoảng 3.500kg lên quỹ đạo ở độ cao hơn 35.000km so với bề mặt Trái Đất. Tuy nhiên, theo Reuters, các thông tin về tải trọng của tên lửa hiện chưa được công bố.
Các chuyên gia cho biết tên lửa dự kiến được phóng đi hôm 25/3. Kế hoạch bị hoãn do trục trặc trong hệ thống radar theo dõi tên lửa. Radar là một phần trong hệ thống an toàn, đảm bảo cho một tên lửa gặp sự cố sẽ không đe dọa đến các khu vực đông đúc dân cư. Nếu một tên lửa rời khỏi đường bay dự kiến, các chuyên gia có thể kích hoạt thiết bị nổ để các mảnh vỡ tên lửa rơi xuống đại dương.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.
