Mỹ dùng khí cầu truy tìm thiên thạch gây nổ
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ hôm qua sử dụng một khí cầu để tìm thiên thạch rơi xuống bang Califonia hồi tháng trước.
>>> Tìm thấy mẫu thiên thạch rơi ở Mỹ
Ngày 22/4, người dân tại hai bang nước Mỹ là Nevada và California đã nghe thấy một tiếng nổ lớn. Nhiều người khẳng định họ thấy một quả cầu lửa trên bầu trời. Tiếp đó, một số nhà thiên văn khẳng định vụ nổ do thiên thạch gây nên.
Sau vụ nổ, trong vòng 2 tuần qua, nhiều người đổ xô đến chân núi Sierra Nevada để tìm mảnh vỡ thiên thạch. Hầu hết họ chỉ nhặt được những hòn đá vũ trụ nhỏ, lớn nhất chỉ nặng 19 gram.
Peter Jenniskens (bên phải) và các nhà khoa học chuẩn
bị lên khí cầu với hy vọng tìm kiếm thiên thạch lớn hơn.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Trung tâm Tìm kiếm Nền văn minh Ngoài trái đất (SETI) ở bang Califonia đang tìm kiếm các mảnh thiên thạch lớn hơn, bằng cách cho khí cầu Eureka, được trang bị cảm biến và máy ghi hình, cất cánh từ sân bay Sacramento.
Từ khí cầu, các nhà khoa học sẽ xác định vị trí nơi thiên thạch lớn có thể rơi. Sau khi nhìn thấy dấu vết của thiên thạch, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm ở dưới mặt đất.
"Mới chỉ có vài mảnh vỡ nhỏ được phát hiện. Tôi tin sẽ có những mảnh vỡ lớn hơn. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm thêm nhiều thiên thạch từ chuyến đi lần này", AP dẫn lời nhà thiên văn học Peter Jenniskens cho biết trước chuyến đi
Ngay khi thiên thạch rơi xuống bầu khí quyển trái đất với tiếng nổ lớn, Peter Jennishens tổ chức một nhóm nghiên cứu và tìm thấy mảnh thiên thạch 4 gram ở bãi đậu xe trong công viên.
Nhiều chuyên gia nhận định thiên thạch rơi xuống Mỹ hồi tháng trước có kích cỡ tương đương xe tải cỡ nhỏ và có niên đại từ 4 tới 5 tỷ năm.
NASA ước tính các thiên thạch có kích cỡ như thế có thể phát ra năng lượng tương đương bằng 1/3 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản trong Thế chiến II.
Trung bình mỗi năm một thiên thạch lớn đâm trúng địa cầu, phần lớn chúng rơi xuống đại dương hoặc những khu vực hoang vu.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
