Mỹ lợi dụng băng Bắc Cực để theo dõi tàu ngầm
Gắn cảm biến trên những tảng băng trôi là cách mà Mỹ sẽ áp dụng để theo dõi tàu ngầm, tàu nổi và các hiểm họa khác ở Bắc Cực.
Băng ở Bắc Cực đang tan với tốc độ lớn nhất trong lịch sử và tốc độ này có xu hướng tăng dần. Thực trạng đó có thể khiến các hoạt động thương mại và quân sự diễn ra thường xuyên hơn tại Bắc Cực - một môi trường khắc nghiệt đối với các loại cảm biến và thiết bị định vị. Tuy nhiên, các nhà khoa học của Cục Các dự án nghiên cứu cao cấp (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã tìm ra một giải pháp để theo dõi mọi hoạt động ở Bắc Cực. Họ sẽ lập một mạng lưới cảm biến ở nhiều nơi tại đó, bao gồm cả những tảng băng, Wired đưa tin.
Những khối băng trôi trên bề mặt Bắc Băng Dương là hiểm họa đối với
các tàu, song chúng sẽ trở thành "tai và mắt" của Mỹ trong tương lai.
DARPA muốn gắn các cảm biến trường điện từ và âm thanh lên các tảng băng trôi nổi trên Bắc Băng Dương để theo dõi tàu trên mặt nước và tàu ngầm. Những cảm biến trường điện từ sẽ nằm ở mặt trên của tảng băng, còn những cảm biến âm thanh được gắn ở mặt dưới. Do mỗi tảng băng có thể di chuyển tới 6 km mỗi ngày (và tốc độ này đang tăng dần do biến đổi khí hậu) nên các cảm biến có thể thu thập dữ liệu trên một khu vực khá rộng.
Nguyên lý làm việc của cảm biến điện từ trường khá đơn giản. Khi các tàu di chuyển trong Bắc Băng Dương, chúng phải sử dụng radar để xác định vị trí của những tảng băng trôi nguy hiểm. Các cảm biến thu nhận sóng radar để xác định vị trí của tàu. Sự tồn tại của hàng triệu tảng băng trôi ở Bắc Cực cũng khiến âm thanh ở đây phân tán rất nhanh. Vì thế các cảm biến âm thanh sẽ thu nhận âm thanh từ các tàu ngầm để tìm ra vị trí của chúng.
Việc lắp đặt các cảm biến ở Bắc Cực là một phần trong chương trình mang tên “Assured Arctic Awareness” của DARPA. Cơ quan này đã trao hai triệu USD cho tập đoàn Science Applications International để tập đoàn này thực hiện quá trình lắp đặt.
Giới truyền thông cho rằng nhu cầu ngày càng lớn đối với năng lượng và những tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại Bắc Băng Dương có thể dẫn tới xung đột vũ trang giữa các tàu ngầm của Nga, Mỹ, Canada và Na Uy. Vì thế, một số nhà phân tích dự đoán mục đích chính của DARPA trong việc thiết lập hệ thống cảm biến trên Bắc Băng Dương là theo dõi các tàu ngầm Nga.
“Phát hiện tàu ngầm là một trong những mục đích hiển nhiên của mạng lưới cảm biến. Tuy nhiên, chúng cũng có thể theo dõi những tàu nổi và các mối họa tiềm ẩn như băng trôi”, Andrew Coon, giám đốc chương trình “Assured Arctic Awareness”, phát biểu.

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.
