Mỹ nghiên cứu giống khoai tây có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu

Các nhà nghiên cứu của Đại học Maine (Mỹ) đang thử nghiệm lai tạo giống khoai tây có khả năng chống chịu tốt hơn với nhiệt độ ngày càng tăng cao do biến đổi khí hậu.

Bangor Daily News - trang tin trực tuyến lớn nhất của bang Maine, miền Đông Bắc nước Mỹ, dẫn lời Giáo sư về sinh thái và quản lý cây trồng Gregory Porter cho biết nhiệt độ ấm lên và mùa canh tác kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề về chất lượng cây trồng và dịch bệnh.

Mỹ nghiên cứu giống khoai tây có khả năng chống chịu biến đổi khí hậu
Khoai tây đang chờ thu hoạch tại Green Thumb Farms ở Fryeburg, Maine. (Ảnh: nbcnews.com)

Theo Giáo sư Porter, giới chuyên gia dự báo biến đổi khí hậu sẽ gây ra các đợt mưa lớn hơn, trong khi khoai tây là giống cây không thích hợp với các điều kiện ngập nước hoặc ẩm ướt trong một thời gian dài. Nếu gặp tình trạng này, chất lượng của khoai tây sẽ suy giảm đáng kể. Do đó, Giáo sư Porter cho rằng nếu muốn tiếp tục canh tác thành công giống cây này tại Maine, các nhà nghiên cứu cần xem xét tạo ra các giống mới có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu.   

Bang Maine đã tránh được nguy cơ mất mùa khoai tây nhờ sự thành công của giống khoai Caribou russet do các nhà nghiên cứu của Đại học Maine phát triển. Tuy nhiên, Giáo sư Porter lo ngại rằng ngay cả giống cây này cũng không thể chống chịu được nắng nóng cực đoan trước những tác động của biến đổi khí hậu trong tương lai.

Sâu bệnh hại là một yếu tố khác tác động tới sản lượng khoai tây. Ông Jim Dill, chuyên gia quản lý các loài gây hại tại Đại học Maine Cooperative Extension, cho biết bọ khoai tây Colorado và các loài rệp truyền bệnh đã phát triển mạnh do biến đổi khí hậu. Ông Dill nhận định việc nhân giống với những thay đổi nhỏ như lá nhiều lông hơn có thể khiến các loài côn trùng di chuyển khó khăn, từ đó có thể giảm bớt sâu bệnh gây hại cũng như giảm bớt nhu cầu phải sử dụng thuốc trừ sâu.

Tuy nhiên, việc lai tạo những đặc điểm như vậy lên các giống khoai tây hiện nay đòi hỏi quá trình thụ phấn chéo giữa nhiều giống khoai tây khác nhau trong một thời gian dài. Quá trình này đang được triển khai tương đối thuận lợi và đang trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm tại nhiều địa điểm trên khắp nước Mỹ. Chẳng hạn các nhà khoa học đang nghiên cứu sức chống chịu nhiệt độ cực cao của các giống khoai thử nghiệm ở các bang Virginia, North Carolina và Florida.

Trong khi đó, Giáo sư Porter cho biết phải mất 10 năm chọn lọc sau lần thụ phấn chéo đầu tiên và có thể mất từ 2 đến 5 năm trước khi có đủ đánh giá về mặt thương mại để một giống khoai tây mới được đưa ra thị trường.

Trên quy mô toàn thế giới, nghiên cứu nhằm giảm thiểu thiệt hại cho cây trồng cũng đang được tiến hành. Một nghiên cứu của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) được công bố trong tháng này cho thấy biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng trái ngược đến canh tác ngô và lúa mì, với sản lượng ngô được dự báo giảm trong khi lúa mì có thể tăng mạnh, sớm nhất là vào năm 2030 theo kịch bản phát thải khí nhà kính ở mức cao.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngay cả những con sâu bướm nhỏ và ham ăn cũng tác động lớn đến lượng phát thải carbon trên toàn cầu

Ngay cả những con sâu bướm nhỏ và ham ăn cũng tác động lớn đến lượng phát thải carbon trên toàn cầu

Sự bùng phát của sâu bướm Lymantria dispar dispar và sâu bướm Malacasoma disstria xảy ra ít nhất 5 năm một lần tại các khu rừng ôn đới.

Đăng ngày: 29/11/2021

"Kỳ quả vua của rừng" lạc giữa chốn nhân gian

Loại quả hình dáng độc đáo, trông giống như quả dứa hình cầu, có người lại nói là quả vải thiều khổng lồ, ăn vị giống nho, mệnh danh là 'báu vật nhân gian'.

Đăng ngày: 25/11/2021
Người đàn ông lập kỷ lục Guiness với việc tạo ra cây có 10 loại quả

Người đàn ông lập kỷ lục Guiness với việc tạo ra cây có 10 loại quả

Đó là một cái cây vô cùng đặc biệt được tạo ra bởi một người làm vườn ở Victoria, Australia với 10 loại quả khác nhau và được ghi nhận là cây có nhiều loại quả nhất thế giới.

Đăng ngày: 25/11/2021
Những virus gây bệnh dịch chết người từng

Những virus gây bệnh dịch chết người từng "biến mất không dấu vết"

Các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu tìm hiểu lý do tại sao một số loại virus biến mất, trong khi những loại khác lại gây bệnh dịch kéo dài hàng thế kỷ.

Đăng ngày: 25/11/2021
Loại ong duy nhất trên thế giới không có vòi đốt, tiến hóa để ăn thịt

Loại ong duy nhất trên thế giới không có vòi đốt, tiến hóa để ăn thịt

Ruột của ong kền kền chứa những vi khuẩn khác với ong ăn chay, giúp chúng tiêu hóa thịt.

Đăng ngày: 25/11/2021
Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một loại nấm lạ trên tường của lò phản ứng hạt nhân Chernobyl

Các nhà khoa học bất ngờ phát hiện một loại nấm lạ trên tường của lò phản ứng hạt nhân Chernobyl

Loại nấm lạ này mọc xung quanh và bên trong Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Nó chứa một lượng lớn melanin giúp nó chuyển đổi bức xạ thành năng lượng để tăng trưởng.

Đăng ngày: 23/11/2021
Phát hiện loài hoàn toàn mới trên

Phát hiện loài hoàn toàn mới trên "đỉnh đá thiêng" của Úc

Loài mới thuộc về một dòng họ thực vật linh thiêng gắn liền với truyền thống tâm linh của người dân bản địa.

Đăng ngày: 22/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News