Mỹ - Nhật hợp tác theo dõi rác vụ trụ

Thời báo Nhật Bản hôm gần đây đưa tin, Nhật và Mỹ đã đồng ý chia sẻ các số liệu về những rác vũ trụ, và dùng ra-đa quân dụng để tăng cường giám sát những mảnh vỡ này, tránh để chúng va đập vào các vệ tinh và các vật thể khác.

Có hơn 500 nghìn rác vũ trụ được đề cập trong thỏa thuận giữa hai bên (bao gồm cả những vệ tinh không còn được sử dụng và những mảnh vỡ của nó). Những mảnh rác này gây nguy cơ mất an toàn đối với các nhân viên trên trạm không gian quốc tế và các vệ tinh đang làm nhiệm vụ trên quỹ đạo.

Rác vũ trụ bay trong quỹ đạo vòng quanh trái đất với tốc độ 8km/giây, bất kể lúc nào cũng có thể va vào các vệ tinh khí tượng, vệ tinh truyền thông và vệ tinh định vị.

Gần đây, trạm không gian quốc tế đã phải di tản nhân viên nhiều lần do được cảnh báo nguy cơ va chạm với rác vũ trụ. Các chuyên gia về vũ trụ thì cảnh báo rằng, số lượng rác vũ trụ trên quỹ đạo trái đất đã lên đến mức báo động.

Hai nước Mỹ và Nhật Bản đã kí kết một thỏa thuận để cùng nhau tìm kiếm rác vũ trụ, xác định vị trí những vệ tinh đã “về hưu” này có thể rơi xuống trên trái đất để bảo đảm an toàn cho trái đất.

Nhật Bản đang xem xét tận dụng hệ thống ra-đa và tên lửa của quân đội để hoàn thành nhiệm vụ này, đồng thời cung cấp cho phía Mỹ những số liệu về các mảnh rác vũ trụ mà kính viễn vọng và ra-đa thu thập được.

Hiện Mỹ đang là nước đi đầu về việc theo dõi rác vũ trụ. Quân đội Mỹ vẫn luôn theo dõi các mảnh vụn có đường kính từ 10cm trở lên, và cung cấp các số liệu liên quan cho các quốc gia trên thế giới. Nhưng Mỹ không thể dò tìm được tung tích của những mảnh vụn nhỏ hơn nữa, Nhật thì đang nghiên cứu kỹ thuật mới để có thể dò tìm những mảnh vụn như vậy.

Nhật Bản và Mỹ đều đồng ý tiến hành đối thoại quốc tế về vấn đề làm giảm thiểu những mảnh rác vũ trụ này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News