Mỹ phải ban bố tình trạng khẩn cấp do bão tuyết
Những cơn bão tuyết tiếp tục đổ xuống khu vực miền Đông nước Mỹ, gây tắc nghẽn giao thông, mất điện trên diện rộng và buộc nhiều bang phải ban bố tình trạng khẩn cấp.
Đến chiều 27/12 (giờ địa phương), các lớp tuyết đã dày tới 75cm tại hạt Bergen, bang New Jersey và gần 50cm tại thành phố New York cũng như tại các bang lân cận.
Tuyết rơi ngập một tuyến đường ở New York ngày 25/12. (Ảnh internet)
Tình trạng khẩn cấp đã được thông báo từ rạng sáng 27/12 trên toàn bang Carolina Bắc, Virginia, Maryland, New Jersey, Maine, Massachusetts và New York. Tại những nơi này, Lực lượng Vệ binh quốc gia đã được huy động để sẵn sàng trợ giúp các đội cấp cứu.
Gió lớn kèm theo bão tuyết, với tốc độ trung bình tại miền Đông là 96 km/giờ, có nơi lên tới 129 km/giờ, cũng gây ra tình trạng mất điện, ảnh hưởng tới cuộc sống người dân và thiệt hại lớn trong hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Các cơ quan chức năng thông báo tại một số khu vực phải mất vài ngày nữa dịch vụ cung cấp điện mới được nối lại trong khi nhiệt độ ngoài trời xuống còn âm 5 đến âm 10 độ C.
Trong khi đó, điều kiện thời tiết xấu là nguyên nhân gây ra gần 100 vụ tai nạn giao thông, đặc biệt trên các tuyến đường cao tốc liên bang, làm hàng chục người bị thương.
Trong hai ngày 26-27/12, các hãng hàng không Mỹ như American Airlines Inc., Delta Air Lines Inc., US Airways, United Airlines, Continental Airlines và một số hãng khác đã phải hoãn hơn 6.000 chuyến bay đến và đi từ các sân bay tại vùng miền Đông do tuyết dày và gió mạnh. Nhiều hành khách bị mắc kẹt tại sân bay trong cái lạnh, đói và mệt mỏi.
Giới chức hàng không Mỹ cho biết hai đợt bão tuyết liên tục trong tháng cuối năm này đã gây thiệt hại đáng kể cho các hãng do nhiều hành khách hủy chuyến. Trong thời gian nghỉ cuối năm từ ngày 16/12/2010 đến ngày 5/1/2011, mỗi ngày có khoảng 2,3 triệu lượt hành khách đi máy bay của các hãng hàng không Mỹ.
Trung tâm Khí tượng quốc gia Mỹ cho biết bão tuyết vẫn tiếp tục hoành hành trong ngày 28/12 tại nhiều khu vực ở miền Đông, sau đó tràn sang Canada.
Một số sân bay dự định sẽ mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 29/12, trừ các sân bay tại thành phố Philadelphia thuộc bang Pennsylvania, New York và Boston thuộc bang Massachusetts - những nơi có thể phải đóng cửa đến hết ngày cuối cùng của năm 2010 này.
Trong khi đó, tuyết đã đem lại một lễ Giáng sinh trắng hiếm hoi cho miền Nam nước Mỹ. Lần đầu tiên các bang Alabama, Mississippi và thủ phủ bang Carolina Nam có tuyết rơi nhiều kể từ khi các dữ liệu thời tiết được ghi nhận vào năm 1887.
Atlanta và Georgia cũng đón lễ Giáng sinh trắng đầu tiên trong 128 năm qua. Trước đó, cơn bão tuyết đầu mùa đã đổ xuống vùng Trung Tây nước Mỹ trong hai ngày 11-12/12, với những lớp tuyết dày tới 50cm khiến các hãng hàng không phải hoãn gần 2.000 chuyến bay.
Giữa tháng 2/2010, khu vực miền Đông nước Mỹ đã phải hứng chịu trận bão tuyết lịch sử trong vòng 110 năm qua với lớp tuyết dày tới 140cm

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.
