Mỹ phóng tàu vũ trụ thực thi sứ mệnh bí mật
Không quân Mỹ hôm 20/5 phóng tàu vũ trụ X-37B lên quỹ đạo, thực hiện nhiệm vụ thứ 4 trong chương trình bí mật của lực lượng này.
Tàu vũ trụ Mỹ thực thi sứ mệnh bí mật
Tàu vũ trụ X-37B được phóng đi bằng tên lửa Atlas V hôm 20/5 từ căn cứ không quân Cape Canaveral ở bang Florida, Mỹ.
Theo Space, hầu hết các thông tin chi tiết về hoạt động trên quỹ đạo của tàu vũ trụ đều được phân loại, do đó nhiệm vụ chính xác của X-37B quanh Trái Đất, cũng như việc nó sẽ ở đó bao lâu, hiện chưa rõ ràng. Tuy nhiên, Không quân Mỹ cho biết nhiệm vụ thứ 4 (OTV-4) sẽ ít tập trung vào chính phương tiện này.
"Chúng tôi rất hào hứng với sứ mệnh thứ 4 của X-37. Với thành công của ba chuyến bay đầu tiên, chúng tôi có thể chuyển hướng nghiên cứu từ các lỗi ban đầu của con tàu vũ trụ sang kiểm tra các thiết bị thí nghiệm mà X-37 mang lên quỹ đạo", Randy Walden, giám đốc Cơ quan Phản ứng nhanh của Không quân Mỹ, nói.
X-37B là mẫu máy bay không gian không người lái (UAV) của Không quân Mỹ. Mẫu tàu không gian có vẻ ngoài tương tự như một tàu con thoi thu nhỏ của NASA, với chiều dài 8,8 m, chiều cao 2,9 m và sải cái dài 4,6 m. Nhiều giả thiết xung quanh mục đích hoạt động của nó đã được đưa ra trong thời gian qua.
Sứ mệnh đầu tiên của X-37B bắt đầu ngày 22/4/2010, kéo dài 224 ngày. Hai chuyến bay sau đó được thực hiện vào các năm 2011 và 2012.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
