Mỹ phóng vệ tinh quân sự mới
Quân đội Mỹ đã phóng một vệ tinh quân sự mới WGS-6 vào vũ trụ ngày 8/8. Đây là vệ tinh mới nhất trong hệ thống vệ tinh liên lạc mà Mỹ và một số nước phương Tây cùng triển khai thực hiện.
Quân đội Mỹ cho biết, vệ tinh này được phóng bằng tên lửa đẩy Delta 4, là vệ tinh thông tin thứ 6 được phóng từ đỉnh Canaveral, Florida lúc 20 giờ 29 phút (giờ địa phương), sau đó bay vào quỹ đạo từ khu vực biển Đại Tây Dương.
Vệ tinh này do hãng Boeing thiết kế và Australia tài trợ. Vệ tinh WGS-6 nặng gần 6 tấn sẽ gia nhập mạng lưới truyền thông quân sự chung giữa Mỹ, Australia, Canada, Đan Mạch, Luxembourg, Hà Lan và New Zealand.
Vệ tinh quân sự WGS-4 của Mỹ. (Ảnh: Internet)
Mạng lưới này sẽ bao gồm tổng cộng 10 vệ tinh, trong đó có 8 vệ tinh do Không lực Mỹ đầu tư tài chính, chỉ có vệ tinh WGS-6 do Australia tài trợ và vệ tinh cuối cùng do 5 đối tác còn lại đầu tư.
Theo quân đội Mỹ, mạng lưới vệ tinh trên có những tính năng ưu việt gấp 10 lần so với hệ thống vệ tinh quốc phòng trước mà nó chuẩn bị thay thế nhằm phục vụ tốt hơn cho mục đích của Mỹ và 6 quốc gia đối tác còn lại.
Mạng lưới vệ tinh quân sự được dùng để chuyển tiếp các chương trình phát sóng truyền hình, hội nghị, các hình ảnh và dữ liệu băng thông cao khác thu và phát từ các tàu, máy bay, lực lượng mặt đất, các trung tâm điều hành của Mỹ và các đồng minh.
Ông Dave Madden, Chỉ huy trưởng mạng lưới vệ tinh quân sự của Không quân Mỹ cho biết, mạng lưới mới này sẽ rất linh hoạt.
Vệ tinh WGS đầu tiên được phóng đi từ năm 2007 và quân đội Mỹ hiện đang tiếp tục mời thêm các đồng minh tham gia mạng lưới để tăng cường nguồn ngân sách vốn đang hạn hẹp.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
