Mỹ trả cổ vật "Quan tài Xanh" trị giá một triệu USD cho Ai Cập
Một cỗ quan tài từ thời Ai Cập cổ đại bị đánh cắp và buôn lậu đã được Mỹ trả lại cho giới chức Cairo trong lễ bàn giao hôm 2/1.
Chiếc "Quan tài Xanh" dài 2,9 m, có niên đại từ thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 trước Công nguyên đến năm 332 trước Công nguyên), là quan tài chôn cất linh mục Ankhenmaat, BBC đưa tin ngày 3/1.
"Quan tài Xanh" được Mỹ trả lại cho Ai Cập. (Ảnh: AP).
Lễ bàn giao "Quan tài Xanh" tại Cairo ngày 2/1. (Ảnh: AP).
Chiếc quách trị giá hơn một triệu USD đã bị đánh cắp ở nghĩa trang Abu Sir do mạng lưới buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật, và đã được buôn lậu tới Mỹ vào năm 2008.
Một nhà sưu tập cổ vật cho Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Houston mượn quan tài để trưng bày vào năm 2013.
Sau cuộc điều tra kéo dài vài năm, "Quan tài Xanh" được hồi hương, khi các nhà ngoại giao Mỹ chính thức bàn giao trong buổi lễ ở Cairo hôm 2/1.
"Buổi lễ hôm nay là biểu tượng của lịch sử hợp tác lâu dài giữa Mỹ và Ai Cập về bảo vệ cổ vật và bảo tồn di sản văn hóa", Đại biện lâm thời Mỹ tại Ai Cập Daniel Rubinstein nói.
Mạng lưới buôn lậu đa quốc gia cũng liên quan đến việc đánh cắp chiếc quách khác có tên "Quan tài Vàng". Cổ vật này được trả lại cho Ai Cập vào năm 2019.
Ngoài Mỹ, Israel vào năm 2021 cũng đã trả lại 95 cổ vật được buôn lậu vào đất nước. Tháng 12/2022, một trường đại học ở Ireland nói đang lên kế hoạch trả lại quan tài, xác ướp và bình canopic - vật dụng bảo quản nội tạng người chết trong tang lễ Ai Cập cổ đại.
Năm 2021, giới chức Cairo đã thành công đưa 5.300 cổ vật bị đánh cắp và lưu lạc ở khắp nơi trên thế giới trở về Ai Cập, theo Al Jazeera.

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
