Mỹ treo thưởng cho cần thủ bắt cá mè xâm hại

Nhà chức trách bang Tennessee sẵn sàng chi 100 USD/một con cá mè đeo thẻ cho người bắt được chúng nhằm giảm số lượng cá mè trắng ngoài tự nhiên.

Mỹ treo thưởng cho cần thủ bắt cá mè xâm hại
Cá mè trắng đang gây rối loạn hệ sinh thái bang Tennessee. (Ảnh: AOL).

Cơ quan Tài nguyên Động vật hoang dã Tennessee (TWRA) treo thưởng 100 USD cho mỗi con cá bắt được mang thẻ hoặc vòng ở hàm trên mà cơ quan ngư nghiệp địa phương đeo cho 1.000 con cá mè trắng. Nếu bắt được một con cá đeo thẻ, người câu cá cần giữ lại chiếc thẻ và liên lạc với phòng ngư nghiệp của TWRA, sử dụng số trên phụ kiện nhận dạng. Sau đó, nhà chức trách sẽ cần họ cung cấp thêm thông tin về nơi và cách đánh bắt. Nếu người câu cá bắt một con cá mè trắng không có thẻ, TWRA kêu gọi đông lạnh nó hoặc bảo quản bằng đá và liên lạc với tổ chức này ngay lập tức.

Theo Tennessean, cá mè trắng là một trong 4 loại cá xâm hại phổ biến ở Tennessee. Loài thủy sinh này ăn động vật phù du, nguồn thức ăn quan trọng đối với nhiều loài cá bản xứ trong bang. Chúng có thể nặng tới 27,2 kg và có thể làm ngư dân và người đi thuyền bị thương khi nhảy khỏi mặt nước.

Cá mè trắng, động vật bản xứ ở Trung Quốc, đang gây rối loạn hệ sinh thái địa phương. Do đó, nhà chức trách nhấn mạnh người câu cá không thả cá mè trắng trở lại nếu bắt được chúng. Chương trình tương tự đang được triển khai ở nhiều nơi khác. Tại bang New South Wales ở Australia, sự kiện Namoi Carp Muster hàng năm trao thưởng cho người bắt được nhiều cá chép nhất hoặc cá chép to nhất. Tại Florida, thợ lặn trong lễ hội Florida Keys Lionfish Derby & Festival thi bắt nhiều cá sư tử nhất để giành tiền thưởng. Cá sư tử chuyên ăn cá loài bản xứ và đẻ nhiều trứng thường xuyên.

Hệ sinh thái bị phá hủy ở các tuyến đường thủy có thể dẫn tới hiệu ứng dây chuyền, sự sụt giảm của một số loài đảo lộn cân bằng tự nhiên, từ đó giảm nguồn thức ăn cho cộng đồng dân cư sống gần mặt nước. Đó là lý do kiểm soát chặt chẽ các loài xâm hại rất quan trọng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài cá được Trung Quốc đưa lên vũ trụ thích nghi như thế nào?

Loài cá được Trung Quốc đưa lên vũ trụ thích nghi như thế nào?

Bốn con cá ngựa vằn đang sống tốt sau gần một tháng trong không gian trên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, song chúng có dấu hiệu bị mất phương hướng.

Đăng ngày: 29/05/2024
Những loài vật con người chưa từng thấy quá trình sinh con

Những loài vật con người chưa từng thấy quá trình sinh con

Thế giới chưa từng chứng kiến sự sinh sản của những " kẻ khổng lồ" dưới biển như cá voi xanh và sinh vật quý hiếm trên cạn như sao la.

Đăng ngày: 28/05/2024
Nghiên cứu mới cho thấy: Quạ có thể

Nghiên cứu mới cho thấy: Quạ có thể "đọc" số từ 1 đến 4

Phát hiện mới giúp chúng ta hiểu sâu hơn về trí thông minh của quạ, loài động vật luôn khiến các nhà khoa học thích thú.

Đăng ngày: 28/05/2024
Loài rắn mang tên gọi đáng sợ và giống hệt rắn độc nhưng vô hại

Loài rắn mang tên gọi đáng sợ và giống hệt rắn độc nhưng vô hại

Tại Việt Nam có một loài rắn mang tên gọi đáng sợ và sở hữu vẻ bề ngoài giống hệt rắn độc, nhưng thực chất đây là một loài rắn lành tính và hoàn toàn vô hại. Đó là loài rắn gì?

Đăng ngày: 27/05/2024
Cuộc di cư lớn nhất thế giới của động vật có vú

Cuộc di cư lớn nhất thế giới của động vật có vú

Nhà quay phim Josh Aitchison đã trải qua 3 tuần trên một cái cây để tranh thủ ghi lại cuộc di cư của 10 triệu con dơi ăn quả màu vàng rơm.

Đăng ngày: 26/05/2024
“Mắt long lanh” của chó nhà không phải do tiến hóa

“Mắt long lanh” của chó nhà không phải do tiến hóa

Phát hiện mới khẳng định “đôi mắt chó con” to và gợi lòng trắc ẩn không chỉ tiến hóa ở những con chó được thuần hóa để thu hút con người như các nhà khoa học đã nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 25/05/2024
Tê tê sinh con sau khi được giải cứu

Tê tê sinh con sau khi được giải cứu

Hai con tê tê Java được nhà chức trách giải cứu đưa về Trung Tâm Cứu hộ động vật Vinpearl River Safari Nam Hội An chăm sóc đã sinh con.

Đăng ngày: 25/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News