Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán

Nhóm nhà khoa học Mỹ đang thực hiện dự án làm tuyết nhân tạo để hỗ trợ giải quyết giai đoạn hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm qua.

Theo CNN, nhiều bang miền Tây nước Mỹ đang chịu ảnh hưởng từ đợt hạn hán tồi tệ nhất suốt 1.200 năm qua, khiến 61% diện tích khu vực rơi vào cảnh thiếu nước và khô hạn. Tình trạng ngày càng trầm trọng do biến đổi khí hậu toàn cầu.

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán
Máy bay làm tuyết trực tiếp vào mây - (Ảnh: GETTY IMAGES).

Những năm gần đây, các bang của Mỹ đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc bảo vệ các núi tuyết - nguồn nước vào mùa khô ở những địa phương này.

Trong đó, một nhóm các nhà khoa học đang triển khai một dự án làm tuyết nhân tạo, bổ sung nguồn tuyết trên các ngọn núi trong khu vực.

Riêng trong mùa đông năm nay, bang Wyoming đã thực hiện 28 chuyến bay làm tuyết trên các ngọn núi. Khoảng 4 tuần nữa trước khi những cơn gió mùa hè bắt đầu thổi tới, công việc làm tuyết nhân tạo sẽ tạm ngưng.

Để tạo tuyết, nhóm phải "gieo" hạt tuyết, bằng cách phun iốt bạc vào các đám mây để kích thích quá trình ngưng tụ hơi nước và tạo ra những tinh thể băng lớn.

Thông thường có 2 cách để "gieo" hạt. Một cách "bắn" hạt từ mặt đất, một cách cho máy bay bay thẳng đưa hạt vào mây.

Julie Gondzar, giám đốc chương trình tạo tuyết tại Wyoming, cho rằng "gieo" hạt tuyết thực chất là cách giữ nước. Thay vì được giữ trong thùng chứa, nước giờ đây được trữ dưới dạng tuyết trên các đỉnh núi. Đến mùa hạn, đó có thể là nguồn nước cho hoạt động, sản xuất.

Trước đây một phần do không đủ dày, hầu hết tuyết đã tan trên núi ngay trong mùa xuân, làm gia tăng tình trạng thiếu nước vào mùa hạn.

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán
Bạc iốt được gắn trên cánh máy bay dùng để "gieo" hạt tuyết - (Ảnh: CNN).

Dù nhóm làm tuyết đang nỗ lực không ngừng nhưng theo Gondzar, "gieo" hạt chỉ là một trong rất nhiều công cụ phải được thực hiện đồng thời mới cải thiện được tình hình hạn hán kỷ lục hiện nay.

Bên cạnh đó những năm gần đây, quá trình tạo tuyết lại gặp rất nhiều khó khăn. Thời tiết ngày càng khô do biến đổi khí hậu dường như khiến bầu trời khu miền Tây nước Mỹ ít mây hơn.

"Bạn sẽ không thể tạo tuyết từ con số không. Ít nhất bạn phải có một đám mây để "gieo" hạt tuyết bằng bạc iốt. Tuyết không thể đến từ không khí loãng", Gondzar nói.

Mỹ triển khai kế hoạch làm tuyết nhân tạo chống hạn hán
Những ngọn núi tuyết tại Wyoming vào mùa đông - (Ảnh: GETTY IMAGES)

Cũng theo Gondzar, bạc iốt được xem là một hợp chất tự nhiên của muối, vì vậy chất lượng nước cũng sẽ được đảm bảo như ngoài tự nhiên.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Động đất 7,3 độ Richter, Nhật Bản phát cảnh báo sóng thần

Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter đã làm rung chuyển phía đông Nhật Bản vào tối 16-3. Hiện chưa có báo cáo thiệt hại.

Đăng ngày: 17/03/2022
Cầu vồng ngược hay ảo ảnh

Cầu vồng ngược hay ảo ảnh "trêu ngươi" người xem của tạo hóa?

Cầu vồng ngược được nhà thiên văn học kiêm giáo viên tiểu học người Ý Marcella Giulia Pace phát hiện khi mặt trời chuẩn bị lặn trên bầu trời ngày 24/2.

Đăng ngày: 14/03/2022
Phát hiện

Phát hiện "chiến binh bí ẩn" chống biến đổi khí hậu?

Rất nhiều sinh vật đang trú ngụ ở các lớp trầm tích dưới đáy biển và số lượng sinh vật khổng lồ này có thể đóng vai trò quan trọng, trong việc cô lập và hấp thụ carbon cũng như đối với lưới thức ăn đại dương.

Đăng ngày: 13/03/2022
Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Một nửa rừng nhiệt đới Amazon có nguy cơ biến thành thảo nguyên

Theo một nghiên cứu mới đây, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon ở khu vực Nam Mỹ có thể biến thành thảo nguyên (savanna) trong vài thập kỷ tới.

Đăng ngày: 09/03/2022
Các vệ tinh đã xác định vị trí của các

Các vệ tinh đã xác định vị trí của các "siêu phát xạ" methane trên thế giới

Các nhà khoa học đã phát hiện chính xác những nơi rò rỉ lượng lớn " siêu phát thải" khí methane từ sản xuất dầu và khí đốt, đóng góp tới 12% lượng methane vào bầu khí quyển hàng năm.

Đăng ngày: 08/03/2022
Nấm men trong trà Kombucha có thể dùng để tạo màng lọc nước bền vững với môi trường

Nấm men trong trà Kombucha có thể dùng để tạo màng lọc nước bền vững với môi trường

Nghiên cứu mới nhất cho thấy loại màng dựa trên Scoby hiệu quả hơn các loại màng thương mại khác trong việc lọc nước.

Đăng ngày: 07/03/2022
Thế giới đang thải ra 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút, núi rác đó đang trở thành một quả bom hẹn giờ

Thế giới đang thải ra 3 triệu chiếc khẩu trang mỗi phút, núi rác đó đang trở thành một quả bom hẹn giờ

Khi đại dịch Covid-19 qua đi, những chiếc khẩu trang sẽ vẫn còn ở đó, không bị phân hủy trong hàng chục, thậm chí hàng trăm năm.

Đăng ngày: 04/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News