Na Uy xây đường ống khổng lồ dẫn CO2 xuống đáy biển

Công ty năng lượng Equinor của Na Uy hôm 29/6 đề xuất xây dựng đường ống vận chuyển CO2 xuống đáy biển nước này để chôn lấp vĩnh viễn.

Nếu được tiến hành, đây sẽ là một trong những dự án thu giữ, vận chuyển và lưu trữ carbon (CCS) lớn nhất trên thế giới.

"Đường ống ngoài khơi được lên kế hoạch có công suất vận chuyển từ 20 đến 40 triệu tấn CO2 mỗi năm, đáp ứng nhu cầu mới nổi về CCS từ nhiều công ty công nghiệp châu Âu", Equinor nhấn mạnh trong một tuyên bố. Con số đó tương đương với lượng khí thải mà 3 - 6 triệu người tạo ra.

CCS được coi là giải pháp khả thi cho các ngành công nghiệp nặng CO2 như một cách để họ tiếp tục hoạt động, bất chấp các biện pháp giảm phát thải ngày càng nghiêm ngặt nhằm chống biến đổi khí hậu.

Na Uy xây đường ống khổng lồ dẫn CO2 xuống đáy biển
Mô phỏng hệ thống thu giữ, vận chuyển và lưu trữ CO2 dưới đáy biển Na Uy. (Ảnh: Equinor)

Theo đề xuất, công ty hạ tầng năng lượng Fluxys của Bỉ sẽ vận hành một cơ sở ở Zeebrugge, nơi thu gom CO2 từ các nhà máy và tàu cập cảng được kết nối bằng đường ống.

Sau đó, CO2 sẽ được vận chuyển qua một đường ống khác do Equinor vận hành dưới Biển Bắc. Đường ống này sẽ giúp lưu trữ vĩnh viễn CO2 dưới đáy biển ngoài khơi Na Uy.

Dự án vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Equinor và Fluxys hiện đã làm việc với các khách hàng tiềm năng và hy vọng sẽ có quyết định đầu tư vào năm 2025.

Grete Tveit, Phó chủ tịch cấp cao về giải pháp carbon thấp của Equinor, cho biết dự án có "tiềm năng để khử carbon quy mô lớn trong các ngành công nghiệp nặng ở châu Âu".

Equinor cũng tham gia vào một dự án đang được tiến hành để lưu trữ CO2 ngoài khơi từ một nhà máy xi măng Na Uy và các cơ sở công nghiệp khác.

Trong báo cáo mới nhất, Liên Hợp Quốc nói rằng để giới hạn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C theo Hiệp định Paris, chỉ giảm phát thải khí nhà kính là chưa đủ. Thế giới sẽ cần sử dụng thêm các kỹ thuật để loại bỏ CO2 từ không khí và đại dương.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc xây kính viễn vọng khổng lồ theo dõi gió Mặt trời

Trung Quốc xây kính viễn vọng khổng lồ theo dõi gió Mặt trời

Kính viễn vọng 9 triệu USD dự kiến hoạt động vào năm tới, giúp bảo vệ lưới điện, các vệ tinh và phi hành gia khỏi gió Mặt Trời.

Đăng ngày: 30/06/2022
Phát triển lò phản ứng hạt nhân to bằng garage

Phát triển lò phản ứng hạt nhân to bằng garage

Công ty Zap Energy đang phát triển lò phản ứng tổng hợp hạt nhân để sản xuất điện, có thể lắp vừa trong garage.

Đăng ngày: 27/06/2022
Trung Quốc xây máy dò

Trung Quốc xây máy dò "hạt ma" dưới độ sâu 700m

Trung Quốc hôm 24/6 đã hoàn thành cấu trúc chính của Đài quan sát Neutrino dưới lòng đất Giang Môn (JUNO) ở tỉnh Quảng Đông, miền nam nước này.

Đăng ngày: 27/06/2022
Dự án xây dựng thành phố nổi sức với chứa 20.000 người

Dự án xây dựng thành phố nổi sức với chứa 20.000 người

Thành phố nổi Maldives nằm giữa Ấn Độ Dương sẽ cung cấp nơi cho hàng chục nghìn cư dân ở quốc đảo đang bị đe dọa nhấn chìm bởi nước biển.

Đăng ngày: 21/06/2022
Trung Quốc xây dựng cung thiên văn cao nhất thế giới

Trung Quốc xây dựng cung thiên văn cao nhất thế giới

Việc xây dựng cung thiên văn ở độ cao 3.650 m so với mực nước biển hôm 12/6 đã được khởi công ở khu tự trị Tây Tạng.

Đăng ngày: 16/06/2022
Airbus dự định xây nhà máy vệ tinh trên vũ trụ

Airbus dự định xây nhà máy vệ tinh trên vũ trụ

Airbus sẽ phóng máy in 3D kim loại đầu tiên lên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm sau, mở đầu cho kế hoạch thành lập nhà máy ngoài không gian.

Đăng ngày: 15/06/2022
Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành

Cấu trúc của trạm vũ trụ Trung Quốc sau khi hoàn thành

Trạm vũ trụ Thiên Cung hoàn chỉnh có hình chữ T với 3 module, có không gian sống tổng cộng hơn 110m3 và sức chứa 6 phi hành gia.

Đăng ngày: 14/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News