Nabta Playa – Nơi chôn giấu những bí ẩn về một nền văn minh tiền Ai Cập

Nabta Playa là một di tích khảo cổ đáng chú ý gồm hàng trăm ngôi mộ thời tiền sử, bia khắc, và các cấu trúc cự thạch nằm ở sa mạc Nubian, cách phía Tây của Abu Simbel ở miền Nam Ai Cập khoảng 100km. Chúng là những gì còn lại của một cộng đồng đô thị tiên tiến phát sinh cách đây khoảng 11.000 năm.

  • Những nền văn minh cổ đại bị lãng quên

Khám phá nền văn minh tiền Ai Cập

Các tảng cự thạch có thể được tìm thấy trong một số cụm riêng biệt, sắp xếp theo hướng gần như là hướng Bắc Nam. Trong khu vực gần phương Bắc nhất của di tích khảo cổ, có một nhóm khoảng 12 cự thạch (gò đất và đá đặt trên một ngôi mộ) được làm từ đá sa thạch, và chúng được phát hiện chứa hài cốt của gia súc.

Nabta Playa – Nơi chôn giấu những bí ẩn về một nền văn minh tiền Ai Cập
Những cự thạch ở Nabta Playa được trưng bày trong khu vườn của bảo tàng Aswan Nubia.

Các ngôi mộ gia súc

Hầu hết các ngôi mộ trong cụm được tạo thành từ đá không có hình dạng cụ thể chứa những đống xương của gia súc, những con dê và cừu. Tuy nhiên, một trong những phần mộ rất nổi bật so với những cái còn lại, nó lớn hơn và có một khung đất sắt bao quanh nó khi đào sâu xuống mặt đất. Bên trong, các nhà khảo cổ tìm thấy hài cốt của một bò con, thuộc niên đại khoảng 7.400 năm. Con bò được chôn lấp bởi đá vụn hình thành một gò đất có đường kính 8m và cao 1m.

Phát hiện này rất có ý nghĩa vì những hài cốt của gia súc và việc xây dựng hầm mộ cho chúng cho thấy đây là những loài vật đã bị giết để tế thần, và người ta đã bỏ nhiều công sức vào việc chôn cất.

Việc thực hành nghi lễ tế thần thường có liên quan đến niềm tin vào một hay nhiều vị thần linh nào đó, và kết hợp khám phá này với sự sắp xếp thẳng hàng của cự thạch và những vòng tròn đá, nó cho thấy rằng Nabta Playa có thể là một trung tâm nghi lễ trong khu vực, thứ chưa từng có ở châu Phi vào thời gian đó.

Nabta Playa – Nơi chôn giấu những bí ẩn về một nền văn minh tiền Ai Cập
Hài cốt của một con bò con được tìm thấy trong một căn phòng dưới một hầm mộ. (Nguồn ảnh: Romuald Schild)

Mặc dù nhiều cấu trúc cự thạch tương tự đã được tìm thấy trong các khu vực khác, chúng thuộc niên đại gần đây hơn so với những gì được tìm thấy ở Nabta Playa.

Bí ẩn về những hòn đá bảng

Một đặc điểm quan trọng của Nabta Playa là một loạt các phức hợp đá cự thạch nhỏ được xây dựng trực tiếp trên những cái bảng đá. Bảng đá là những tảng đá hình nấm lớn được hình thành tự nhiên do xói mòn. Qua hàng nghìn năm, chúng đã bị chôn vùi dưới vài mét đất sét và bùn cát, vì vậy một câu hỏi mà các nhà khoa học đã rất bối rố là người dân Nabta Playa tìm thấy chúng bằng cách nào?

Vì không thể nhìn thấy dấu hiệu của những tảng đá này vào thời đó. Một giả thuyết đưa ra là họ đã phát hiện chúng tình cờ trong khi đào giếng, nhưng lẽ nào lại có nhiều sự trùng hợp đến thế cho rất nhiều bảng đá nếu theo giả thuyết này.

Khi xác định được vị trí, người dân Nabta Playa sẽ đặt mặt lồi của bảng đá và một cạnh thẳng đối mặt về hướng Bắc. Sau đó họ đặt những tảng đá lớn khác thẳng đứng lên bảng đá, một số người tin rằng chúng được điêu khắc trông giống một con bò hay động vật lớn khác. Một số tảng đá khác được đặt để giữ ‘tác phẩm điêu khắc’ đúng vị trí và các hố sau đó được lấp đầy trầm tích. Các nhà khoa học tin rằng ‘những tác phẩm điêu khắc’ này có niên đại thuộc khoảng giữa 5.500 và 5.000 năm.

Thử nghiệm đã được tiến hành bằng phương pháp carbon xung quanh các kiến trúc, mặc dù đây không phải là một phương pháp cung cấp đầy đủ bằng chứng.

Nabta Playa – Nơi chôn giấu những bí ẩn về một nền văn minh tiền Ai Cập
Kéo một tấm bảng đá lên từ một cái hố. (Nguồn: Romuald Schild)

Lý do vì sao những người cổ đại tạo ra những cấu trúc bất thường này vẫn chưa được làm rõ. Chúng có thể có một chức năng hữu dụng nào đó, giống như vòng tròn lịch pháp bằng đá hoặc chúng có thể mô tả một cái gì đó mang ý nghĩa quan trọng vào thời gian đó. Có lẽ nhiều khai quật hơn sẽ tiết lộ thêm những bí mật của nơi không bình thường này.

Sự kết thúc của nền văn minh Nabta và sự xuất hiện của các thành phố lớn bên sông Nile

Khoảng 5.000 năm trước, nền văn minh của những nhà xây dựng cự thạch ở Nabta Playa đã sụp đổ khi khí hậu thay đổi và sa mạc chết chóc đã trở lại khu vực này một lần nữa. Những dân cư ở nơi này phải di chuyển đến sống tại một khu vực khác có thể ở được, nhưng câu hỏi vẫn còn đó, họ đã đi đâu?

Một số nhà khảo cổ như J McKim Malville, tin rằng người dân của Nabta đi đến thung lũng sông Nile, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của các thành phố lớn trên sông Nile sau đó xuất hiện đất nước Ai Cập.

“Trong vòng 500 năm sau cuộc di cư từ Nabta, kim tự tháp bậc thang ở Saqquara đã được xây dựng, nó chỉ ra rằng đã có một nền văn hóa từ trước đó, có thể nó có nguồn gốc từ các vùng sa mạc ở Thượng Ai Cập. Một cuộc di cư từ sa mạc Nubian từ 5.000 năm trước đây đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội phân tầng trong nền văn hóa trước đó do sự xuất hiện một nhóm du cư có tổ chức tốt hơn và sở hữu nhiều kiến thức vũ trụ học phức tạp hơn“. (Malville, Wendorf, Mazar&Schild, 1998)

Theo Schild và Wendorf, có đủ bằng chứng cho thấy ít nhất một số niềm tin của người Ai Cập, ma thuật, và tôn giáo có nguồn gốc từ người dân Nabta Playa. Ví dụ, một số bia đá ở Nabta Playa sắp thẳng hàng với ngôi sao sáng nhất của sao Bắc Đẩu thuộc chòm sao Gấu Lớn.

Theo ghi chép, ngôi sao này cũng rất quan trọng trong vũ trụ học của người Ai Cập cổ đại. Hơn nữa, hàng ba cự thạch trong vòng tròn đá lịch pháp của Nabta Playa được cho là tượng trưng cho chòm sao Thiên Lang (Orion), chòm sao đóng vai trò quan trọng trong thiên văn học của người Ai Cập cổ đại. Wendorf và Schild (2004) đã chỉ ra một đặc điểm thú vị khác:

“Có lẽ mối liên kết thuyết phục nhất giữa thần thoại và tôn giáo của Ai Cập cổ đại với gia súc được chôn ở phía Tây Nam sa mạc là nhóm các bia đá Nabta Basin. Các tấm bia nơi đây hướng mặt về phía cực trên bầu trời. Theo các văn bản ở nhà xác người Ai Cập được gọi là Văn tự Kim tự tháp, thì đây là một nơi mà các ngôi sao không bao giờ chết và nơi không có cái chết nào cả“.

Một loạt các liên kết giữa các xã hội phức tạp và có cấu trúc đã phát triển qua hàng ngàn năm ở sa mạc Nubian, và các thành phố lớn bên sông Nile của Ai Cập cổ đại, cho thấy sự xuất hiện nền văn minh mạnh mẽ và uy thế của người Ai Cập cổ đại đã kéo dài hơn so với những dự kiến ban đầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News