Nai sừng tấm trắng quý hiếm xuất hiện ở Thụy Điển

Nhiếp ảnh gia kinh ngạc khi bắt gặp nai sừng tấm có bộ lông đặc biệt do mắc đột biến gene gây thiếu sắc tố.

Nai sừng tấm trắng quý hiếm xuất hiện ở Thụy Điển
Nai sừng tấm trắng toát trong rừng cây ở Thụy Điển. (Ảnh: Caters/Roger Brendhagen).

Roger Brendhagen chụp ảnh nai sừng tấm có bộ lông trắng độc đáo trong rừng cây ở Varmland, Thụy Điển, Unilad hôm 23/12 đưa tin. Giới nghiên cứu ước tính có khoảng 30 con nai sừng tấm với đột biến này sống ở Varmland.

"Tôi đã thấy hàng nghìn con nai sừng tấm nhưng khi gặp con vật trắng toát này trong rừng cây Thụy Điển, tôi gần như không còn cảm nhận được gì khác. May mắn là tôi vẫn giữ được máy ảnh", Brendhagen chia sẻ.

Nai sừng tấm trắng đầu tiên xuất hiện ở miền tây Varmland những năm 1930. Chúng không mắc bạch tạng mà có một khiếm khuyết trong mã gene gây thiếu sắc tố. Tình trạng này được gọi là leucism. Chúng có thể có lông sáng hơn, trắng một phần hoặc toàn bộ. Tuy nhiên, mắt và móng vẫn có màu sắc bình thường trong hầu hết các trường hợp, khác với bạch tạng. Những con nai sừng tấm trắng tương tự cũng từng xuất hiện ở Alaska và Canada.

Nai sừng tấm (Alces alces) là loài ăn cỏ sinh sống chủ yếu ở Bắc Mỹ và lục địa Á-Âu. Ngoài tự nhiên, tuổi thọ trung bình của chúng là 15-20 năm. Nai sừng tấm trưởng thành cao 1,5-2 m tính đến vai, nặng hơn 800 kg. Chúng có kích thước lớn nhất trong các loài nai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
La mắng chú chó nhà bạn có thể dẫn đến những hệ quả đau lòng về lâu dài

La mắng chú chó nhà bạn có thể dẫn đến những hệ quả đau lòng về lâu dài

Bạn có thể rất yêu thương chú chó của mình, nhưng hãy thành thật đi: chú ta là một con vật, với những bản năng và tính khí riêng, và sẽ có những lúc chú ta khiến bạn phải vò đầu bứt tóc.

Đăng ngày: 25/12/2020
Đập Tam Hiệp đẩy cá tầm vào nguy cơ tuyệt chủng?

Đập Tam Hiệp đẩy cá tầm vào nguy cơ tuyệt chủng?

Một nhóm nghiên cứu cho rằng đập thủy điện trên sông Trường Giang gây ảnh hưởng đến tuyến sinh dục của cá, trong khi nhóm khác khẳng định nguyên nhân là sự thay đổi nhiệt độ nước.

Đăng ngày: 25/12/2020
Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài vật đều có gương mặt giống mèo?

Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các loài vật đều có gương mặt giống mèo?

Loạt ảnh ghép mặt mèo vào cơ thể của hàng trăm loài động vật khác nhau vô cùng thú vị khiến cư dân mạng trầm trồ.

Đăng ngày: 24/12/2020
Cá sấu

Cá sấu "ranh ma" bày mưu ngậm cành cây trong miệng, săn cò trên cây cao

" Cái khó ló cái khôn", cá sấu đã dựa theo hành vi thường thấy ở những con cò để tạo nên một chiếc bẫy cực kỳ hiệu quả.

Đăng ngày: 24/12/2020
NASA gây phẫn nộ vì giết 27 con khỉ trong cùng ngày

NASA gây phẫn nộ vì giết 27 con khỉ trong cùng ngày

Tất cả những con khỉ do NASA nuôi nhốt đã bị giết vào cùng một ngày trong năm 2019. Động thái khiến các nhà vận động bảo vệ quyền lợi động vật phẫn nộ.

Đăng ngày: 23/12/2020
Chú bạch tuộc ba chân bốn cẳng chạy nước rút dưới đáy biển gây sốt mạng xã hội

Chú bạch tuộc ba chân bốn cẳng chạy nước rút dưới đáy biển gây sốt mạng xã hội

Hình ảnh chú bạch tuộc dùng những xúc tua để di chuyển như thể chạy bộ dưới đáy biển khiến người xem vô cùng thích thú.

Đăng ngày: 22/12/2020
Trăn khổng lồ xâm chiếm Florida: Chính quyền

Trăn khổng lồ xâm chiếm Florida: Chính quyền "bó tay", xem xét kêu gọi người dân ăn thịt

Sau 3 năm phát động chiến dịch săn tìm trăn Miến Điện khổng lồ, bang Florida vẫn không kiểm soát nổi số lượng loài sinh vật ngoại lai này, dẫn đến giải pháp khuyến khích người dân chế biến trăn thành món ăn.

Đăng ngày: 22/12/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News