Năm 2030, một cơn bão mặt trời có thể là thảm họa đối với thế giới
Hiện nay chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào mạng lưới điện và vệ tinh, nên nếu như bây giờ chúng ta gặp phải một cơn bão Mặt Trời như năm 1859, nó sẽ không đơn giản là những hiện tượng kỳ lạ mà sẽ là một thảm họa thực sự.
Năm 2012, Hội đồng tình báo quốc gia (NIC), bộ phận quan trọng của chính phủ Mỹ có nhiệm vụ nghiên cứu và dự đoán tương lai, đã đệ trình một bản báo cáo. Báo cáo này có tên gọi là "Global Trends 2030: Alternative Worlds", tạm dịch là "Xu thế toàn cầu năm 2030: Thế giới kế tiếp".
Trong bản báo cáo, NIC tập trung đề cập đến các vấn đề có thể gây ra mối đe dọa cho xã hội trong tương lai. Trong số đó, các nhà khoa học, các nhân viên tình báo cho rằng mối đe dọa nghiêm trọng nhất là các cơn bão Mặt Trời. "Từ trước đến nay, siêu bão Mặt Trời luôn được xem là một mối đe dọa lớn đối với cơ cấu kinh tế và xã hội trên toàn thế giới", NIC đã tuyên bố như vậy.
Bão Mặt Trời xảy ra khi có một vụ nổ lớn trên Mặt trời.
Năm 1859, một cơn bão Mặt Trời đã tác động rất mạnh đến từ trường của trái đất. Nó gây nổ những đường dây liên lạc, đốt cháy nhiều văn phòng điện báo, ảnh hưởng khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Một sự cố khác vào năm 1989 cũng làm mất nguồn điện ở Canada, khiến sáu triệu người không có điện trong chín giờ đồng hồ.
Bão Mặt Trời xảy ra khi có một vụ nổ lớn trên Mặt trời. Sức mạnh của vụ nổ làm cho các hạt proton và electron thoát khỏi sức hút của lực hấp dẫn Mặt Trời khiến chúng bay vào không gian tạo thành những đám mây điện tích khổng lồ
Trong năm 2012, trái đất đã may mắn thoát khỏi một cơn bão mặt trời trong gang tấc, với sức hủy diệt đủ để đưa văn minh nhân loại trở về thế kỷ 18. Và các chuyên gia NASA ước tính có 12% khả năng một cơn bão mặt trời khổng lồ tương tự sự kiện 1859 sẽ tác động đến trái đất trong 10 năm tới.
Hầu hết các vụ bão Mặt Trời đã xảy ra đều dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng, gián đoạn hoạt động của các vệ tinh và mạng lưới điều khiển giao thông bị trục trặc. Các sóng điện từ không mang đủ lực để thâm nhập vào tầng điện ly của Trái đất, nơi mà các tín hiệu radio hoạt động. Tuy nhiên, theo Hội đồng tình báo quốc gia thì hiện nay chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào mạng lưới điện và vệ tinh, nên nếu như bây giờ chúng ta gặp phải một cơn bão Mặt Trời như năm 1859, nó sẽ không đơn giản là những hiện tượng kỳ lạ mà sẽ là một thảm họa thực sự.
Hầu hết các vụ bão Mặt Trời đã xảy ra đều dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng.
Sự thay đổi từ trường sẽ tạo ra dòng điện trong bất kỳ dây dẫn nào và đặc biệt là các dây điện cao thế. Nó sẽ làm quá tải hệ thống điện cao thế, gây mất điện toàn bộ, thậm chí gây cháy nổ các trạm biến áp. Không những vậy, sự biến động của từ trường có thể gây ảnh hưởng đến sóng radio, tín hiệu từ đài phát thanh, thông tin liên lạc và hệ thống vệ tinh sụp đổ.
Ngoài mối đe dọa về một siêu bão Mặt Trời, trong bản báo cáo của NIC cũng kể đến một số thảm họa khác, chẳng hạn như biến đổi khí hậu có thể dẫn đến sự hủy diệt hàng loạt; nhiều diện tích đất quan trọng cho nông nghiệp có thể biến mất do xói mòn hoặc sóng thủy triều.
Bão Mặt Trời xảy ra khi có một vụ nổ lớn trên Mặt trời. Sức mạnh của vụ nổ làm cho các hạt proton và electron thoát khỏi sức hút của lực hấp dẫn Mặt Trời khiến chúng bay vào không gian tạo thành những đám mây điện tích khổng lồ. Khi những đám mây điện tích này lan tới Trái đất nó sẽ làm ảnh hưởng đến từ trường của Trái đất và các hệ thống điện từ mà con người sử dụng. |