Nấm độc, mối nguy hại mới cho người di cư

Dòng người di cư đổ vào châu Âu phải đương đầu với nhiều hiểm nguy, từ giông bão, đại dương bao la, vòi rồng và hơi cay của cảnh sát Hungary, tới những cánh đồng đầy mìn ở Croatia. Và giờ, một vài người trong số họ phải đối mặt với nỗi lo mới, nấm độc.

Tác hại của nấm mũ tử thần đối với người di cư

Trong quá trình di chuyển khắp châu Âu tìm chốn dung thân, những người di cư tuyệt vọng mang theo quá ít thực phẩm có thể đã phải lùng sục mọi nơi để tìm thức ăn.

Nấm độc, mối nguy hại mới cho người di cư
Một lượng nhỏ nấm "mũ tử thần" có thể khiến người trưởng thành khỏe mạnh tử vong. (Ảnh: ABC News).

Bệnh viện trường Y Hanover, bang Niedersachsen, Đức, cảnh báo về việc khoảng 30 người di cư bị trúng độc, trong đó có một vài người nguy kịch, do ăn phải một loại nấm tên là "mũ tử thần" (death cap), NY Times đưa tin hôm 17/9.

Bệnh viện này sau đó đã phân phát những biểu ngữ bằng tiếng Arab, tiếng Kurd cùng một số ngôn ngữ khác, cảnh báo người di cư tránh xa loại nấm trên. "Mũ tử thần" rất phổ biến ở châu Âu và có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới gan và thận. Những trường hợp trúng độc tương tự cũng được phát hiện hôm 17/9 ở thành phố Münster, cách Hanover 177km về phía tây.

Theo bác sĩ Michael P.Manns, trưởng khoa tiêu hóa, gan và nội tiết học của bệnh viện trường Y Hanover, 12 bệnh nhân vẫn nằm viện, trong đó có ba ca nguy kịch.

Người di cư được cảnh báo không thu nhặt nấm nếu không quen với những loại ăn được tại châu Âu. Rất có thể, một loại nấm ngon miệng và không độc hại tại nơi họ đến lại cực độc ở đây dù hình thức giống nhau.

"Loại nấm này mùi vị dễ ăn và các triệu chứng ban đầu chỉ xuất hiện sau vài giờ nên nguy cơ trúng độc do ăn phải chúng là rất lớn", bệnh viện Hanover cho biết.

Cơ sở y tế trên cũng thúc giục bất cứ ai cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy hoặc có các triệu chứng khác sau khi ăn nấm cần tới bệnh viện gần nhất.

"Mũ tử thần", tên khoa học là Amanita Phalloides, có hình dáng giống một vài loại nấm có thể ăn được. Hiện là giữa mùa phát triển của nó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News