Nam sinh 14 tuổi chế tạo robot cho gà ăn từ những món đồ vứt đi

Một nam sinh 14 tuổi ở Ấn Độ đã quyết tâm chế tạo chiếc máy cho gà ăn để cậu có thêm thời gian học và chơi.

Xuất thân từ gia đình nghèo tại bang Manipur (Ấn Độ), Thiyan Nandalal, 14 tuổi, thường xuyên phải giúp bố mẹ việc nhà sau giờ lên lớp. Cũng như bao bạn bè đồng trang lứa, Nandalal muốn có thời gian học và chơi nhiều hơn. Do đó, cậu đã quyết tâm chế tạo chiếc máy cho gà ăn.

Chỉ bằng những vật liệu phế thải như ống tiêm, thiết bị điện thoại và điện tử, nam sinh lớp 11 của trường Trung học Johnstone đã chế tạo robot có thể phân chia thức ăn theo thời gian được cài đặt mà không cần sự can thiệp của con người.

Nam sinh 14 tuổi chế tạo robot cho gà ăn từ những món đồ vứt đi
Nandalal chế tạo robot cho gà ăn để có thể học và chơi nhiều hơn. (Ảnh: ANI).

Nandalal gọi nó là JON 17. “JO” trong Johnstone, “N” trong Nandalal và “17” là năm 2017. Để tạo ra cỗ máy này, cậu phải tốn gần 12 ngày.

“Em không thể tưởng tượng rằng dự án này đã trở thành hiện thực. Em chỉ dùng các vật liệu phế thải như ống tiêm, đồ điện tử, bộ phận điện thoại hay đèn LED để làm ra nó", nam sinh nói.

Nandalal giải thích cậu đã chế tạo máy cho gà ăn để có thời gian chơi bóng đá, cũng như học bài. Chỉ với một chiếc điện thoại, nam sinh có thể cài thời gian cho máy hoạt động.

Theo Deccan Chronicle, Nandalal chưa tham gia bất cứ cuộc triển lãm khoa học nào. Cậu bắt đầu tạo ra robot ở nhà sau khi xem một chương trình trên truyền hình.

Ban đầu, nam sinh không muốn đem cỗ máy đến trường. Tuy nhiên, sau khi nhận ra thời gian ở nhà không đủ, cậu quyết định tận dụng thời gian trên lớp. Nhờ vậy, bạn bè của Nandalal có thể chiêm ngưỡng con robot.

Hiện tại, cỗ máy của Nandalal vẫn nằm trong phòng thí nghiệm khoa học của trường Trung học Johnstone. Thậm chí, nó còn có thể nắm lấy ly nước giống như cách của con người.

Để làm được điều đó, nam sinh thông tin cậu đã áp dụng hệ thống thủy lực vào trong chế tạo. Robot cũng có thể hoạt động khi cách bộ điều khiển khoảng 6m.

Giám đốc Giáo dục Trường học đã quyết định gửi cho giáo viên của Nadalal 10.000 Rupee (tương đương 155 USD) nhằm khuyến khích cậu hoàn thành công trình này.

  • Nữ sinh chế tạo robot đi học thay người
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách chống rét cho cá giống, tôm giống

Cách chống rét cho cá giống, tôm giống

Mùa đông miền bắc nhiệt độ thường xuống rất thấp, trời rét kéo dài sẽ khiến cho một số giống cá, tôm chịu rét kém như: rô phi, chim trắng, tôm càng xanh... chết hàng loạt.

Đăng ngày: 14/12/2017
Biện pháp phòng chống rét cho trâu bò

Biện pháp phòng chống rét cho trâu bò

Trong những ngày gần đây, không khí lạnh trực tiếp ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc bộ gây rét đậm, rét hại. Vùng núi có nơi nhiệt độ xuống dưới 1 độ C, xuất hiện mưa tuyết.

Đăng ngày: 14/12/2017
Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra

Học ngoại ngữ kiểu mới: Chỉ cần lắc nhẹ cổ tay, từ vựng sẽ hiện ra

Chiếc thẻ điện tử e-FlashCard là thành quả sau 40 tiếng đồng hồ làm việc miệt mài của 6 bạn trẻ đang học tập và làm việc trong ngành công nghệ thông tin.

Đăng ngày: 13/12/2017
Kinh nghiệm dùng điều hòa chống rét tiết kiệm điện trong mùa đông

Kinh nghiệm dùng điều hòa chống rét tiết kiệm điện trong mùa đông

Nguyên lý làm nóng không khí của điều hòa nhiệt độ cũng giống như nguyên lý làm lạnh, tức là gián tiếp qua giàn trao đổi nhiệt.

Đăng ngày: 11/12/2017
Học sinh lớp 9

Học sinh lớp 9 "biến" nước thải máy lạnh thành nước uống

Hệ thống chế tạo bằng ống nhựa của nhóm học sinh lớp 9 ở Sài Gòn có thể biến nước thải từ máy lạnh, nước mưa, thành nước uống.

Đăng ngày: 08/12/2017
Thừa Thiên-Huế: Học sinh lớp 9 chế tạo xe ôtô chạy bằng điện

Thừa Thiên-Huế: Học sinh lớp 9 chế tạo xe ôtô chạy bằng điện

Năm học lớp 8, Ân đã chế tạo ra chiếc xe điện đa năng, có thể cắt cỏ, chà đường, phục vụ cho người khuyết tật đi lại.

Đăng ngày: 07/12/2017
Nông dân Đà Lạt thành công với trồng rau trong không khí

Nông dân Đà Lạt thành công với trồng rau trong không khí

Với phương pháp khí canh, rau được trồng trên giàn cao nửa mét để cách ly với mặt đất. Rễ của cây rau không cắm trực tiếp vào đất hay nước mà được đặt trong các túi chứa xơ dừa.

Đăng ngày: 30/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News