Nấm "thây ma" bùng phát trên cơ thể nhện khổng lồ
Nhà sinh vật học tiến hóa Roberto García-Roa đã chụp được bức ảnh nấm phát triển trên con nhện khổng lồ, cho biết: “Mặc dù không hiếm khi bắt gặp côn trùng bị nấm "thây ma" ký sinh trong tự nhiên, nhưng rất hiếm khi chứng kiến những con nhện lớn khuất phục trước chủng nấm này".
Con nhện lớn được tìm thấy với một loại nấm ký sinh đang bùng phát khắp cơ thể. (Ảnh: Roberto Garcia-Roa).
Một hình ảnh hiếm hoi đã ghi lại khoảnh khắc một con nhện khổng lồ bị một loại nấm ký sinh, với các bào tử phát triển từ lưng, chân và đầu của loài nhện này.
Bức ảnh ấn tượng này là một trong những bức ảnh đoạt giải trong cuộc thi nhiếp ảnh BMC Ecology and Evolution. Bức ảnh được chụp bởi nhà sinh vật học tiến hóa Roberto García-Roa, đạt giải nhì trong hạng mục Thực vật và Nấm.
García-Roa đã viết trong một bài xã luận BMC Ecology and Evolution đăng ngày 2/8 vừa qua rằng: “Mặc dù không có gì lạ khi bắt gặp những con côn trùng bị nấm 'thây ma' ký sinh trong tự nhiên, nhưng rất hiếm khi chứng kiến những con nhện lớn chịu khuất phục trước những kẻ chinh phục nấm này".
Một loại nấm thây ma bùng phát trên cơ thể của một con ruồi chết đã đoạt giải trong cuộc thi năm ngoái. (Ảnh: Roberto Garcia-Roa)
Nhiều loài nấm được biết là ký sinh trên nhện và các trường hợp ký sinh trùng bùng phát từ xác của những con nhện đã chết đã được ghi nhận trên toàn cầu. Hầu hết các loài thuộc họ Cordycipitaceae và Ophiocordycipitaceae. Loài nhện và nấm trong ảnh của García-Roa không được xác định, nhưng loại nấm này dường như đã xâm nhập vào vật chủ và chiếm lấy cơ thể của con nhện.
João Araújo, một nhà nấm học tại Vườn Bách thảo New York, người đã gửi bức ảnh đoạt giải, đã viết: “Những khu rừng mà những loại nấm này sinh sống cũng được chia sẻ với các dòng nấm mycoparasitic có thể ký sinh, tiêu thụ và thậm chí cả Ophiocordyceps. Chỉ gần đây các nhà khoa học mới bắt đầu lập danh mục và mô tả những loại nấm vẫn chưa được biết đến này có thể tiêu diệt các loại nấm khác".
Cornelia Sattler, từ Đại học Macquarie ở Úc, một người chụp bức ảnh, viết: “Mặc dù có vẻ ngoài đẹp đẽ và ngây thơ, nhưng nấm lỗ chân lông màu cam là một loài xâm lấn thay thế các loại nấm khác và đang lan rộng khắp rừng nhiệt đới Úc. Điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ loại nấm này, những bào tử của chúng thường được vận chuyển bởi con người, để bảo vệ sự đa dạng sinh học của Úc".

Giải mã được lý do kiến đạn "đốt đau nhất thế giới"
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện loài kiến 'đốt đau nhất thế giới' là do các độc tố của chúng đi thẳng đến dây thần kinh gây đau của con người.

Cây "ma" bí ẩn sống không cần quang hợp
Không chứa chất diệp lục, không cần ánh sáng Mặt trời, cây bóng ma ẩn sâu trong những khu rừng u tối ở châu Phi và châu Á.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?
Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả
Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.
